Chủ Nhật, 12 tháng 7, 2009

Cành cọ vàng và nhành dương liễu cho Lê trần Luật.

Thứ bảy, ngày 11 tháng bảy năm 2009


Giá mà Lê trần Luật "ngủ trưa" vung vãi như lãnh tụ đạo dụ vĩ dại nhỉa, thì hay biết mấy! Sẽ có một lũ "luật sư con" tranh đấu cho dân oan, nhân quyền. Ich nước lợi nhà biết bao! Khách sạn chẳng phải là nơi để người ta làm công việc "vĩ đại" ấy hay sao? Hay cứ phải chui vào hang sâu núi thẳm "cầm tay nắn nót chỉ bảo" các cháu thiếu niên nhi đồng; Hoặc chẳng phải đi đâu xa, cứ ở yên tại phủ nọ am kia cũng có lính lác khiêng vác hàng họ thơm như múi mít vào tận nơi cho mà hít hà sục sạo! Cho bõ công lăn lộn khắp năm châu bốn bể tìm đường... vãi ra một lũ đầu trâu mặt ngựa ăn hại đái nát, buôn dân bán nước! Vua chúa thời xưa ăn nằm với cung phi mỹ nữ đều được thái giám ghi chép cẩn thận, phòng khi có thai thì còn biết ngày giờ, có đúng là của vua hay là của một thằng "thiến sót" Vi tiểu bảo đâm cha chém chú nào đó thì... bỏ bố. Vua chúa ngày nay ăn chơi xong quẹt mỏ quăng sang cho đàn em hưởng sái, có lỡ vướng thai thì chối phắt, mè nheo ỉ ôi đòi nhận cha ư! Còn phải chờ họp đủ bộ sậu giang hồ tứ chiếng xem sao! Chắc chắn là không được rồi, vì là vĩ nhân cao cả, vì là cha già của dân tộc, vì là tấm gương đạo đức sáng ngời dể toàn dân noi theo học tập... Chỉ có nước cho mày "vô tình" nằm dưới lốp bánh xe luân hồi đầu thai kiếp khác, kể cả cái mầm mống chưa kịp định kiếp nằm trong bụng mẹ nó, kể cả cô dì chú bác nào lỡ biết chuyện thì cùng đi luôn một giuộc cho gọn!
Lê trần Luật không chịu bắt chước, học tập kinh nghiệm đạo...
nông đức cạn, đạo danh, đạo văn, đạo tình, đạo nghĩa, đạo ... dụ lung tung của lãnh tụ vĩ đại; Không chịu cúi đầu bưng tai bịt mắt trước nỗi thống khổ của dân oan. Lại là luật sư chứ không phải luật rừng, đem cái văn minh tiến bộ của nhân loại đối chọi với cái u mê ám muội của bọn khỉ đội lốt người, sơ khai man rợ!
Không có cành cọ vàng, nhành dương liễu cao cả ở lề bên trái nào vinh danh những nhân vật như Lê trần Luật, Lê công Định, Lê thị Công Nhân, Trần khải Thanh Thủy, Nguyễn tiến Trung, Nguyễn văn Lý, Nguyễn Hộ... mà chỉ có lá cải dập, củ cải thối của lè bên phải mà thôi.
Cóp bài viết của Dongsongxanh để nhận định cho rõ về cái nhân quyền XHCN hàng tôm hàng cá này nó "quái gở" ra sao:

Đọc bài viết của báo Công an Tp. HCM, số đăng ngày hôm qua (11/7/2009) về việc luật sư Lê Trần Luật ngủ trưa với người yêu tại khách sạn Toàn Ý mà thấy buồn cười và khó hiểu. Không biết đang đọc báo lề phải hay đang đọc báo lá cải. Thôi thì để đỡ thiếu sót khi nói về báo lề phải, chúng ta nên dùng cụm từ “Báo lá cải lề phải ” để khái quát hết nội hàm của những tờ báo dạng này.

Chúng ta tự hỏi phải chăng, dạo này báo ra ít khách đọc quá nên đăng tải cả những chuyện mà người dân Tp. HCM vẫn gọi là “xàm” ám chỉ những câu chuyện vô bổ, vô nghĩa, tầm bậy để câu khách? Phải chăng ở cái xứ An nam mít này, cái sự ngủ, đặc biệt là ngủ trưa của những đôi yêu nhau thuộc về phạm trù “đặc biệt quan ngại” cần phải phổ biến rộng rãi cho bà con, quốc dân đồng bào được biết? còn những chuyện như ngư dân Thanh Hóa bị Tàu cộng bắn chết khi đang khai thác trong vùng biển nước nhà, mất Hoàng Sa, mất Trường Sa, mất lãnh thổ vào tay Trung cộng, cho Trung cộng vào khai thác Bô sít (nghe nói dạo này bà con gọi là Bull Shit), vấn đề tham nhũng của quan chức, BCT đi đêm với Khựa chỉ là những chuyện tẹp nhẹp không đáng đưa tin?

Không lẽ để giúp cho Tờ Công an Tp. HCM bán đắt khách, Dongsongxanh sẽ phải công bố tên tuổi các quan chức đang tại vị, từng dính dáng đến các quan hệ tình ái ngoài hôn nhân, thậm chí nói theo Pháp lệnh phòng chống mại dâm của nước CHXHCN VN là đã từng mua dâm và bị công an bắt, nhưng sau đó được thả không ghi lại danh tính chỉ bởi vì họ là quan phụ mẫu của dân? Nếu quí báo cần thì hãy liên hệ ngay.

Còn cái chuyện lăng nhăng kiểu “Năm nhà ba vợ vẫn là Trung ương, Con rơi con vãi đầy đường, Cái loài Trà mốc còn vương nỗi gì” của các quan chức đầu sỏ thì chắc dân tình cũng không còn lấy làm lạ nữa. Chẳng phải nói đâu xa, cái người mà ĐCS vẫn bắt dân phải vái lạy và tụng kinh hàng ngày về cái gọi là “học tập theo tư tưởng” ấy cũng là một trong những trùm tay chơi ở đẳng cấp quốc tế, có không dưới 4 bà chính thức môn đăng hộ đối hẳn hoi, cùng đám con rơi con vãi khắp nơi theo những bước chân “bôn ba” thế giới đó sao. Chẳng thế mà đám học trò ưu tú ấy lấy đó làm đắc chí, hưởng ứng nhiệt tình. Học trò nào cũng vợ trong Nam, vợ ngoài Bắc, vợ đùm, con đề thôi thì đủ cả. Tập kết ra Bắc thì “dùng” luôn gái bắc cho tiện, đỡ phải đưa vợ già từ Nam ra làm gì cho mất công và mất….hứng. Ai chưa rõ thì cứ đến nhà, hỏi đám con cháu của Lê Duẩn, Phạm Văn Trà, hỏi đồng chí cựu TBT Lê Khả Phiêu, một người “nổi tiếng” với chống tham nhũng đáng kính, hỏi phu nhân bác Sáu Dân, nhanh chân hỏi thêm cả bác Lê Đức Anh kẻo bác lại đi Văn Điển không kịp trả nhời.

Các anh trẻ hơn sau này có lẽ đã rút ra bài học xương máu từ các bậc trưởng thượng, không nên lấy nhiều vợ làm gì cho vướng víu, tha lôi, tài sản sau này đỡ mất công chia năm xẻ bảy. Tốt nhất nên học theo đám thanh niên thuộc thế hệ sống gấp hôm nay không biết ngày mai. Người đương thời “nổi tiếng như cồn” là anh Ba Dờ cũng có một chân dài khá mỹ mãn mà các đồng chí khác cứ phải ghen tị và nuốt nước bọt suốt. Cựu Trưởng ban Tổ chức trung ương Đảng T.Đ.H khi còn tại vị thì cứ cuối tuần lại vi vu HN-HP để thỏa cái máu Dờ với người đẹp. Cấp thấp hơn thì nhiều vô kể, kể sao cho xiết. Chỉ biết rằng, bằng nghiệp vụ công an thuộc hàng sư phụ mà Ngài Giám đốc ti mật vụ Thành phố “mùa này phố cũng như sông” mỗi khi mùa mưa tới cứ được đám đàn em trầm trồ khen ngợi về tài năng cắt đuôi…chính đàn em mình khi bảo vệ sếp tới địa điểm để “thưởng thức” của lạ.

Mấy vị khác cũng thuộc nhóm máu Dờ thượng hạng như Lương Quốc Dũng, Nguyễn Việt Tiến thì không nói làm gì nữa, ai lại chơi cả con người ta khi chưa đến tuổi thành niên thì hết biết. Có chơi thì cũng phải đàng hoàng cỡ như mấy “ảnh” ở trên ấy chứ. “Ăn uống” tàn ác lại ẩu tả như thế mà không sợ đau bụng à?

Vậy, trong trường hợp của anh Luật, đi ngủ trưa với người khác có phải là lý do chính để an ninh cho phép mình tự tiện, vô cớ xông vào phòng bắt bớ như những kẻ phạm tội? Có luật nào của VN cho phép an ninh làm điều này không? Phải chăng cái công sức mà lực lượng an ninh bỏ ra để săn lùng, đeo bám chỉ để mua vui cho bà con bằng đúng 10 dòng miêu tả trên báo chí như vậy? có đáng phải rẻ tiền hay tự hạ thấp mình như thế không? Các đồng chí an ninh đã hết việc làm hay được ai thuê? Hay bỗng nhiên nổi hứng rèn luyện nghiệp vụ “săn bắn” cho khỏi quên?

Lý do thật sự của những việc làm vi phạm nhân quyền trên của an ninh là gì? đằng sau hành động đó là động cơ nào thúc đẩy họ làm như vậy? Chúng ta biết rằng, Văn phòng luật sư Pháp quyền của luật sư Lê Trần Luật, là nơi chuyên tư vấn và trợ giúp pháp lý cho những người dân vô tội chịu nhiều oan ức thiệt thòi trong xã hội. Luật sư Lê Trần Luật, Trưởng văn phòng luật sư là người dự định tham gia bào chữa cho bà con giáo dân Thái Hà nhưng bất thành do vấp phải sự cản trở từ phía an ninh. Cũng chính vì cái tên văn phòng gọi là Pháp quyền nghe rất dị ứng trong bối cảnh một nhà nước vô pháp luật này, cùng những hành động đi ngược lại “lợi ích” của ĐCS mà nó đã trở thành cái gai trong mắt nhà cầm quyền cần phải sớm triệt hạ. Vậy nên, vu khống, dựng chuyện, hay tạo dựng tình huống để bôi nhọ vu cáo người khác là các ngón nghề mà an ninh Việt cộng đang rắp tâm thực hiện cho bằng được để hãm hại thanh danh người khác.

Xem ra tiền đóng thuế mồ hôi xương máu của nhân dân đem nuôi báo cô cái lũ an ninh ăn hại thế này thì rất có thể trong một ngày đẹp trời tới đây chúng ta lại được đọc bản tin về việc báo Công an Tp. HCM hân hạnh thông báo: “Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ, người đã dám khởi kiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vì vụ bauxite đang nằm ngủ trưa trong khách sạn với ….ông bạn trai” nhỉ.

Có thể lắm, vì điều gì mà chẳng thể xảy ra cái đất nước quái gở này.

Dongsongxanh

các bài đã đăng trên Yahoo 360

Entry for June 25, 2009 - Father' day

Ngày Của Bố nhìn lại phận… làm con!
Sunday, June 21, 2009




Cuối tuần rồi nước “Huê Kỳ” ăn mừng lễ “các người cha.” Có một điều lạ, tuy nó không ngạc nhiên với nhiều người, mà hình như nó còn được mọi người “ngang” nhiên chấp nhận đó là các bà mẹ được con cái thương yêu hơn ông bố!

Kể ra thì có lẽ cũng dễ hiểu - vì các bà mẹ thường là người có nhiều thời gian chăm lo con cái hơn các ông bố! Ðó là chưa nói đến chuyện các bà mẹ “mang nặng đẻ đau, chín tháng mười ngày và chăm cho bú mớm!” Cho đến sau Ðệ Nhị Thế Chiến phong trào ‘phụ nữ đi làm’ mới bùng lên ở Mỹ và nếu ở VN thì phong trào đó lại càng ‘sinh sau đẻ muộn.’ Tôi muốn nói thế là để “bào chữa” các các vị làm cha - là họ phải trở thanh người “bread winner” (kiếm tiền nuôi gia đình) cho nên có thể không có thì giờ gần gũi và lo lắng cho con cái như các bà mẹ!

Của chồng, công vợ - là câu nói mà chúng ta vẫn nghe - Nhất là trong các cuộc “ly dị” - không những chỉ chia đôi tài sản mà có khi các bà còn được phần hơn! (tôi nói ra đây không phải là lên án các bà mẹ đâu nhé!) Và mọi người nghĩ điều đó là “công bằng” nhưng... tại sao trong việc “tình cảm” thì các người con không nhìn thấy “công mẹ, của cha” nhỉ. Tôi đưa ra một ví dụ minh họa - Trước năm 1975 - thường các người cha làm việc trong quân đội - và các bà mẹ ở nhà nuôi con. Nhưng khi lớn lên những người con lại... trách cha của mình là không “thương yêu lo lắng” cho mình như... mẹ! Nếu nhìn lại và công bằng mà nói nếu cả hai cùng “ở nhà” thì lấy gì mà ăn!

Dĩ nhiên cái gì cũng có hai chiều - nhưng ở đây tôi chỉ muốn đưa ra một chiều thôi! Ðừng trách tôi nhé!

Giáo xứ của tôi có thói quen tạo điều kiện cho những người con dâng một cành hoa cho mẹ hay cho bố (còn sống hay đã qua đời) vào hai dịp lễ “người mẹ” và “người cha.” Chẳng phải ngạc nhiên, ngày lễ mẹ vừa qua có hơn 2,000 bông hoa được các người con “mua” để nhớ đến mẹ, trong khi ngày của cha, mặc dù tôi đã kêu gọi khản cổ, cũng chỉ có trên 1,000 - chỉ bằng một nửa. Có phải Oan cho cha quá không nhỉ!

Ðôi lúc chúng ta (những người con) lớn lên và thấy “thiếu tình thương của cha” và tự hứa với lòng mình khi lập gia đình sẽ không để cho con mình phải rơi vào “hoàn cảnh” như mình. Ðó là điều rất đáng được khen ngợi! Nhưng...

Nếu cha mình vẫn còn đó mà chỉ vì cha mình đã làm điều gì đó “không trọn vẹn” trong quá khứ mà mình lại không đối xử tốt với cha mình - ôi, khốn thay! Nếu con của mình nhìn thấy mình không tôn trọng cha mình thì hỏi làm sao các con của mình có thể trưởng thanh với sự tôn trọng mình (là cha nó nhỉ?).

Người Mỹ có câu “two wrongs don't make a right” - tạm dịch là “hai điều sai không làm nên một điều đúng!” - cho dù cha mình đã từng làm điều sai, mà bây giờ, trong bổn phận làm con, mình lại làm thêm một điều... sai nữa thì...!

Tôi đi tu làm linh mục, sống đời độc thân, không gia đình không con cái - nên chắc chắn “khó hiểu” tâm trạng người làm cha (tuy rằng vẫn có nhiều người gọi tôi bằng... cha.) Nhưng tôi hiểu được tâm trạng của người làm con! Tôi vẫn cố gắng chu toàn bổn phận làm con của mình trước khi tôi đòi hỏi bố tôi chu toàn bổn phận làm... cha! Và “vì tôi cũng là con người” nên chắc chắn có nhiều thiếu sót!

Xin cầu nguyện cho tôi với - Tôi sẽ cầu nguyện cho bạn nữa! Mong rằng tôi và bạn, trong ngày lễ các người cha... hãy dành ra một vài giây phút để nhìn lại bổn phận làm con!

Ân Sủng và Bình An,

L.M. Martino Nguyễn Bá Thông

(Trích trong nhật ký đời LM)

www.hayyeuthuongnhau.org


Thursday June 25, 2009 - 05:53am (ICT)



Entry for June 02, 2009 -
Tận cùng đến vô cùng -
Gửi Nhật Trang


Tận cùng

chỉ một chạm tay
vào tòa sen vĩnh cửu

ta tặng nhau ân tình
của tận cùng mọi nỗi khát khao

ta tặng nhau yên lặng
của tận cùng giông bão hôm qua

chỉ một chạm tay
vào tòa sen vĩnh cửu

ta tặng nhau hiện hữu
của tận cùng riêng ta

Nhật Trang




Vô cùng..

Chỉ khẽ một chạm tay

Cửa thiên đường hé mở

Tòa sen vụt sững sờ

Thăng hoa chợt òa vỡ.



Chỉ khẽ một chạm tay

Tim sen rạo rực lay

Cánh sen vờn chao lượn

Run rẩy lịm ngất ngây.



Chỉ một thoáng như mây

Vội trao mấy ân tình

Ái ân ta ngóng đợi

Cho tình đời rong chơi.



Tưởng chừng như giông bão

Dập vùi sen tơi tả

Chỉ khẽ một chạm tay

Mây tan gió hiền hòa.



Chỉ khẽ một chạm tay

Sen nồng tỏa hương say

Ứa giọt sương lắng đọng

Run rẩy trong gió lay.



Chỉ khẽ một chạm tay

Sen hồng đà viên mãn

Vĩnh cửu của riêng ta

Nam mô a di đà…



Chỉ có mình ta thôi

“Hiện hữu đây rồi

Không ý không lời…” (Thiền ca – PD)

Nỗi khát vọng muôn đời

chỉ khẽ chạm nhau thôi...



Quang Nguyễn

Tuesday June 2, 2009 - 03:47pm (ICT)



Entry for June 01, 2009 - Trịnh Công Sơn, VC nằm vùng?

Nhân đọc bài: "bạn văn 23" của nhà văn Nguyễn Quang Lập <http://vn.rd.yahoo.com/blog/mod/art_title/*http://vn.myblog.yahoo.com/quangla... >

Tôi có còm-men: "Lâm thị mỹ Dạ tuyệt vời thật. Nhưng còn Hoàng phủ ngọc Tường thì sao? Có liên quan gì đến vụ "thảm sát Mậu Thân" mà một số người khẳng định do chính HPNT dẫn VC đi chỉ điểm?
Ông bạn có thể đánh tan sự nghi ngờ này không? Cả Trịnh Công Sơn nữa, như Trịnh Cung vừa có bài viết cho rằng TCS mưu đồ chính trị nhưng bị bỏ rơi, đâm thất vọng, bi quan, yếm thế..?
Tôi rất yêu nhạc Trịnh, nhưng khi nghe bài: "Bà mẹ Bàn Cờ" lại thấy Trịnh...nịnh bợ thế nào!
Cả HPNT lẫn TCS phải chăng đã ân hận vì đã trót dại "lý tưởng hóa CS"?
Phải chăng LTMD sinh ra để chuộc tội cho HPNT và những kẻ giông giống như vậy?"

Và được ông bạn nhà văn trả lời như sau:

Bác ơi, những nghi ngờ của bác sai rồi, không có những chuyện ấy đâu. Giải thích dài dòng bọ không muốn, với lại cũng đã nhiều người nói lại vấn đề này rồi. Bác cứ yên tâm, người ta không xấu như bác nghĩ đâu. Chúc bác vui khỏe

Việc Nguyễn Quang Lập khẳng định về Hoàng Phủ Ngọc Tường và Trịnh Công Sơn như vậy cũng là một "quan điểm". Tuy nhiên, bài viết dưới đây của một người trong cuộc, có vẻ như hoàn toàn trái ngược với những quan điểm trên. Như lời tác giả giải bầy:

"...Nhưng sau hai bài viết của Trịnh Cung, và Bằng Phong Đặng Văn Âu, gây tranh luận giữa hai phe chống và bênh TCS, tôi quyết định viết lại toàn bộ những sự thật tôi biết. Vì bản thân hai bài viết cũng như rất nhiều ý kiến về TCS đều thiếu sót, mù mờ. Cũng dễ hiểu, vì cả hai tác giả trên có lẽ đều không biết nhiều, biết sâu về TCS, thì làm sao độc giả có thể tìm cho mình một thái độ, một lý do nào đó để tiếp tục, hoặc yêu, hoặc hận. Vì thế mà tôi đã phải nói ra những gì mà tôi biết, rồi quý vị và lịch sử tùy nghi suy nghĩ. Yêu vẫn cứ yêu, ghét vẫn cứ ghét. Không sao cả!

Hay là quý vị có thể bình tĩnh hơn, để đánh giá và chọn cho mình một thay đổi tình cảm nào đó?

Đương nhiên, những gì tôi vừa trình bày trên sẽ gây sóng gió đụng chạm. Con người bình thường ai cũng muốn sóng yên biển lặng, tôi cũng không khác. Nhưng vì là người mang bản chất đương đầu, thấy việc sai trái khó thể làm ngơ, thì giữa sự thật và sóng gió, tôi chọn sự thật..."

Đúng vậy, hãy để Lịch sử và công luận phán xét hai nhân vật trên, vì họ là người trong cuộc, góp phần tạo nên thời cuộc.


Trịnh Công Sơn nằm vùng

Đăng bởi vantuyen.net on Tháng Năm 31, 2009

Trong mấy tuần qua, tôi có đọc 2 bài của Trịnh Cung, tức Nguyễn Văn Liễu, và của Bằng Phong Đặng Văn Âu, viết về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (TCS). Trịnh Cung viết “Trịnh Công Sơn và tham vọng chính trị.” Bằng Phong Đặng Văn Âu viết “Nhạc Sĩ Trinh Công Sơn. Một Thiên tài đồng lõa với tội ác.”

Hai tác giả với hai bài viết nói về TCS, nội dung khác nhau, nhưng cả hai đều chỉ đưa ra một vài dữ kiện, hoặc khách quan, hoặc chủ quan, qua tình bạn của họ đối với nhạc sĩ TCS. Để rồi, hai tác giả đều không kết luận, hoặc là không muốn kết luận, một điều quan trọng: Trịnh Công Sơn bên nào? Bên này? Bên kia? Hay nói trắng ra, Trịnh Công Sơn là ai, quốc gia hay cộng sản?

Đã bao năm qua, kể từ sau 1975, và mãi đến những ngày gần đây, người viết vẫn giữ thái độ im lặng. Nhưng sau khi đọc xong bài của Trịnh Cung và của Bằng Phong Đặng Văn Âu, tôi quyết định lên tiếng về những gì, vì lý do nghề nghiệp, tôi đã nắm rất tường tận về TCS. Lý do cũng đơn giản, bạn đọc sẽ hiểu được khi đọc xong bài này.

Đã có nhiều ca ngợi, nhiều tranh cãi, lý luận, cuối cùng, có lẽ đã đến lúc sự thật về con người Trịnh Công Sơn cần được trình bày tường tận, rõ ràng.

Trong bối cảnh mà đất nước nghiêng ngả tang thương vì nhiều vấn nạn, trước thảm hoạ xâm lăng cuả toàn bộ lực lượng cộng sản (CS) quốc tế, đặc biệt là Trung Cộng, qua bàn tay CS Hà Nội, Trịnh Công Sơn đã cống hiến gì cho quốc gia?

Là trưởng cơ quan an ninh tình báo Thừa Thiên–Huế từ 1966 đến đầu 1975, tôi giữ trách nhiệm chính về vấn đề gìn giữ an ninh trật tự, bảo vệ sinh mạng và tài sản cho đồng bào trong tỉnh. Và trên hết mọi chuyện, là đối phó với cục Tình Báo chiến lược Bắc Việt, lồng một mạng lưới tinh vi và dày đặc CS nằm vùng tại Huế. Thật không sai khi nói Huế là một ổ nằm vùng. Do vậy, có lẽ chúng tôi có bổn phận phải biết rất kỹ về TCS và toàn bộ những phần tử CS khác hoạt động tại đây.

Tôi biết TCS và nhóm người nối giáo cho giặc này dưới nhiều khía cạnh khác nhau. Tôi biết họ từ chuyện nhỏ đến chuyện lớn, từ thói quen đến phẩm hạnh, đến tiểu sử, đến gia đình, thậm chí, nếu cần, thì cả gia phả, v.v… Tôi có trách nhiệm phải biết. Trong bài này, tôi sẽ, một cách thẳng thắng, trình bày về những sự việc, thông tin, dữ kiện mà chúng tôi có được về TCS và nhóm nằm vùng. Người viết hy vọng sẽ đóng góp một phần nhỏ cho lịch sử, và cho những ai quan tâm đến vấn đề TCS, cũng như các hoạt động chung của ông và các phần tử nằm vùng khác tại Huế.

Dù yêu, dù ghét, dù hận thù, dù ngưỡng mộ tôn sùng, dù căm phẫn… những thông tin gốc từ những trải nghiệm thực của nhân chứng sống là điều cần thiết để quý bạn đọc có thể tự mình thẩm định lại một cách sòng phẳng về con người TCS. Chúng ta, dù thế nào đi nữa, không ai muốn bị bịp cả!

Trịnh công Sơn bên nào – Bên này, hay bên kia? Quốc gia, Cộng sản?

Trước khi xác nhận cũng như công bố nhiều chuyện liên quan đến TCS, xin được phác hoạ lại tình hình an ninh và nội chính của Thừa Thiên–Huế, sau ngày 01/11/1963.

Sau đảo chánh, ảnh hưởng và thế lực chính trị của khối Phật giáo (PG) Ấn Quang, và đặc biệt của Thích Trí Quang, và Thích Đôn Hậu đối với chính quyền trung ương cũng như địa phương, và trong hàng ngũ tín đồ Phật giáo tại miền trung, nhất là tại Huế, quá manh!

Chùa Từ Đàm trở thành Dinh Độc Lập II. Đó là trung tâm quyền lực thật sự ở miền Trung. Tại miền Trung, chùa Từ Đàm trở thành dù che chắn cho mọi hoạt động của các cơ quan dân vận, tôn giáo vận, trí thức vận, tổ chức học sinh, sinh viên “Giải Phóng” thành phố thuộc Đại Học Huế và các trường Trung học. Tất cả đều nằm dưới sự điều động của tỉnh ủy Thừa Thiên–Huế và Thành ủy Việt cộng.

Hầu như không có một cơ quan an ninh nào của chính phủ VNCH dám đụng vào các ổ nằm vùng gần như công khai này. Nếu đụng đến họ, sẽ bị lu loa là “tàn dư Mật Vụ Nhu Diệm”, là “đàn áp Phật Giáo”, là tàn đời! Mọi tổ chức, mọi cơ sở nội thành của Việt Cộng được được hoạt động gần như bán công khai. Tất cả dưới sự điều động của Trung Tá điệp Viên Hoàng Kim Loan, thuộc Cục Tình báo Chiến lược Bắc Việt. Người trung gian liên lạc là Nguyễn Khắc Từ, bí thư thân tín của Thích Trí Quang.

Sau 1975, Nguyễn Khắc Từ lộ diện là Đại tá Việt Cộng. Hỗ trợ tận tình cho Hoàng Kim Loan là Thích Trí Quang và Thích Đôn Hậu.

Có thể nói từ 1963 đến 1966, là thời gian rối loạn miền Trung có nguy cơ đưa đến tình trạng vô chính phủ do ông Thích Trí Quang, Thích Đôn Hậu cầm đầu. Trong ba năm đó, miền Trung, nhất là Huế được coi là “căn cứ địa” của những sinh hoạt chính trị khuynh loát, phá rối có thể đưa đến những hậu quả chính trị có nguy hại đến an ninh của chính thể VNCH. Các ông Thích Trí Quang, Thích Đôn Hậu và các “thầy tranh đấu” của họ, đã vô hiệu hóa các hoạt động của các cơ quan tình báo của chính phủ tại nhiều nơi, nhất là tại Thừa Thiên– Huế.

Những hoạt động chính trị đó đã mở đường cho CS tự do ra vào, đồng thời báo hiệu nguy cơ một sự suy sụp của chính thể VNCH.

Trước 1963, hoạt động mật vụ của VNCH khá hữu hiệu. Đoàn Công Tác Đặc Nhiệm Miền Trung (ĐCTĐNMT) lúc bấy giờ do ông Dương văn Hiếu làm trưởng đoàn. Nhưng, người chỉ huy thật sự bên trong lại là ông Ngô đình Cẩn. Ông là một người có năng khiếu thiên phú về tình báo, dù chưa hề qua một trường lớp đào tạo chính quy nào. Có thể nói đây là một năng khiếu bẩm sinh kỳ lạ của ông, đặc biệt là năng khiếu chống du kích chiến và chống dấy loạn trong thành phố. Cơ quan tình báo tinh nhuệ này đã phá vỡ và bắt giữ hầu như toàn bộ các cán bộ tình báo cao cấp của Bắc Việt gởi vào miền Nam. ĐCTĐNMT đã bẻ gẫy mọi mưu toan của Hà Nội về chính trị cũng như quân sự, nhất là mục đích phá rối chính trị để làm suy sụp miền Nam.

Tài năng và công lao rất lớn của ông Ngô đình Cẩn đã đực đối thủ xác nhận. Đại tướng Quân đội Nhân dân, Văn Tiến Dũng, nói “Dưới thời Diệm, ta đã gởi vào Miền Nam 60 ngàn cán bộ, cuối cùng chỉ còn 5 ngàn, như vậy là thiệt hại đến 90%.”

Sau khi Tổng thống Diệm bị đảo chánh bị đám tướng lãnh phản loạn – bất chấp luật pháp, bất chấp kỷ cương đất nước, bất chấp đạo lý, bất chấp tình người – giết thì ông em út cũng bị cùng chung số phận! Toà án gì đây? Luật pháp gì đây? Luật của ông Thích Trí Quang? Luật của ông Thích Đôn Hậu? Luật của cái gọi là “Phật Giáo đấu tranh”? Tội gì thưa quý bạn đọc? Tội bắt nhiều CS! Ông Dương văn Hiếu, nhờ có ông Cẩn thế mạng rồi, nên “quý thầy” khó làm áp lực thanh toán. Sau đó, cũng nhờ “đế quốc Mỹ xâm lược” can thiệp, nên chỉ bị tù.

Một cơ quan tình báo tinh nhuệ, đặc biệt, và bí mật khác, do ông Phan Quang Đông chỉ huy cũng bị xóa sổ. Cơ quan này hoàn toàn chỉ liên quan đến những điệp vụ quan trọng ngoài Bắc. Dù không hề dính dáng gì đến chuyện đàn áp Phật Giáo họ cũng bị ông Thích Trí Quang vu vạ rồi giết. Theo lệnh Hà Nội, ông Thích Trí Quang áp lực, yêu cầu chính phủ đương nhiệm, qua trung gian Nguyễn Chánh Thi, xử tử hình Phan Quang Đông, một viên chức chỉ huy tình báo tài ba xuất sắc, với tội “Mật vụ Nhu Diệm”!

Cơ quan tình báo thứ 3 hoạt đông rất hữu hiệu tại Huế, là Ty Công an Thừa Thiên của chính phủ VNCH. Số phận cơ quan này cũng bi thảm không kém. Ông Lê Văn Dư Trưởng ty bị bắt giữ.

Hầu hết nhân viên phụ trách tình báo của 3 cơ quan này, hoặc bị sa thải, hoặc bị bắt, hoặc bị thuyên chuyển khỏi các chức vụ trọng yếu. Tất cả cũng với tội danh tương tự: “Mật vụ Nhu–Diệm, đàn áp Phật Giáo, thủ tiêu quý thầy, v.v…”

Sau khi loại trừ sạch các thành phần “Mật vụ Nhu Diệm ác ôn”, các thầy liền thay vào cái bình cũ là cơ quan tình báo của VNCH, loại rượu mới do quý thầy bào chế ra, đó là rượu “nằm vùng”!

1. Nguyên Quận trưởng Cảnh sát Nguyễn văn Cán, một nhân viên tình báo rất quan trọng của Trung tá điệp viên CS Hoàng Kim Loan, được phong làm trưởng ty CSQG thị xã Huế. Ngoài ra, Nguyễn văn Cán còn là cơ sở nuôi dưỡng tên Phan Nam, Thành ủy Huế, đặc trách an ninh của cơ quan thành ủy VC; Phan Nam trú ngụ thường xuyên trong nhà của Nguyễn văn Cán. Sau 1975 Phan Nam làm Chủ Tịch Ủy ban nhân dân thành phố Huế.

2. Trần văn Cư, đệ tử thân tín của ông Thích Đôn Hậu, được phong làm trưởng ty Công An Thừa Thiên. Trần văn Cư chính là người thẩm vấn thụ lý nội vụ ông Phan Quang Đông. Thừa lệnh CS Hà Nội, Thích Đôn Hậu, và Thích Trí Quang ngầm ra lệnh cho chính quyền, xử bắn Phan Quang Đông tại sân vận động Tự Do, thuộc quận III thị xã Huế, với tội danh, “Mật vụ Nhu Diệm, đàn áp Phật Giáo thủ tiêu Quí thầy, v.v…”
Đau đớn và cười ra nước mắt, là từ 1966 đến 1968, hai ty Cảnh Sát lại giao cho hai tay nội tuyến Việt Cộng. Ty CSQG tỉnh Quảng Trị có Trưởng ty lại là Đại Úy Lê Cảnh Thâm, làm việc cho cơ quan Quân Báo của VC. Ty CSQG Thừa Thiên–Huế với Trưởng ty là Đoàn Công Lập, nhân viên thuộc cấp của Trung tá điệp viên CS Hoàng Kim Loan.

Khoảng thời gian dài này, 1966–1968, là thời hoàng kim của các hoạt động CS nằm vùng. Chỉ cần dán nhãn hiệu “Mật vụ Nhu Diệm đàn áp Phật Giáo, thủ tiêu quý thầy” cho kẻ thù, là mọi việc xong ngay! Cả Miền Nam hoang mang, lo sợ, điêu đứng; biết bao thân phận bị vùi dập, cũng vì cái nón “mật vụ” này.

Sau khi 3 cơ quan tình báo quan trọng và hữu hiệu này bị “các thầy” xóa sổ, cơ sở Việt Cộng trong thành phố Huế sinh phát triển tự do sôi nẩy nở như rạ, như nấm. Chính quyền tuy biết, nhưng không dám đụng đến, vì sợ đụng chạm tới Phật Giáo, sợ luôn cái nón “Mật thám Nhu Diệm, đàn áp Phật Giáo”. Quý thầy đã thật sự thành công trong việc tự đồng hóa “các thầy” với “Phật giáo” thuần tuý. Viết đến đây tôi không khỏi không bật cười. Tương tự như vậy, trên 60 năm nay, đảng CSVN cũng đã tự đồng hóa họ với tổ quốc Việt Nam! CSVN cũng đã thành công không nhỏ với người trong nước, nhất là với đồng bào miền Bắc! Quý thầy cũng thành công – thành công với một số lớn phật tử miền Trung!

Đại đa số các tổ chức CS như thế và hầu hết những kẻ tham gia trong các tổ chức đó, đều đã được ông Thích Trí Quang, Nguyễn Khắc Từ, Hoàng Kim Loan bọc cho cái vỏ tôn giáo. Tỷ dụ như Liên đoàn Học sinh, Sinh viên Phật tử, công chức Phật Tử, Quân nhân Phật tử, Cảnh sát Phật tử, Tiểu thương Phật Tử chợ Đông Ba, v.v…

Trong thành phố mọc lên nhiều địa điểm hội họp, tiếp xúc, của nhiều trí thức, giáo sư, sinh viên, học sinh, hoạt động cho các tổ chức trí thức vận, tôn giáo vận của Thành ủy Huế. Những địa điểm nầy trong danh từ chuyên môn chúng tối gọi là những “căn cứ lõm” của địch, tỷ như:

(a) Quán Café “Bạn Tôi” – Ở đường Đào duy Từ, tại vùng Đập Đá thuộc quận III thị xã Huế. Lê văn Sâm, SV luật khoa, thành lập và làm chủ quán. Có Ngô Kha, vợ chồng giáo sư Đỗ Long Vân ở Pháp về, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn hữu Ngô, nhà văn Túy Hồng, Phan Duy Nhân, Trần Quang Long.

(b) Lực lượng Giáo chức tranh đấu tại Huế – Chủ tịch, kiêm chủ bút diễn đàn báo Dân là Hoàng Phủ Ngọc Tường. Phó chủ tịch là giáo sư Tôn Thất Dương Tiềm. Ngoài ra còn có tờ Sinh Viên Huế của tổng hội SV Huế, và tờ Lập Trường của nhóm trí thức đại học Huế, do giáo sư Tôn Thất Hanh làm chủ nhiệm. Chủ trương Chống lại cái gọi là “Chế độ Diệm mà không Diệm”. Quý vị độc giả, ai là người uyên thâm, xin hãy diễn giải và dẫn chứng rành rẽ, cụ thể, chứng minh dùm tôi, cụm từ “Diệm mà không Diệm” này! Tôi chịu thua. Những lộng ngôn loại này là do ai làm ra? Ai sáng tác? Ai nghe theo? Mục đích là gì nếu không để phá nát tất cả các chính quyền miền Nam, bất kể là ai lãnh đạo. Tổng thống Ngô đình Diệm đã bị họ gián tiếp giết, phong cho danh hiệu mang đầy tính tội ác, rùng rợn, răn đe, “Mỹ Diệm”, “Mật vụ Nhu Diệm, đàn áp Phật Giáo, thủ tiêu quý thầy”. Đất nước sau đó tang thương đổ vỡ, chính trị rối loạn, nhưng vẫn chưa vừa lòng, họ thừa thắng xông tới. Họ đe doạ các chính quyền kế tiếp khác bằng khẩu hiệu mang tính bình mới rượu cũ, “ Diệm mà không Diệm”. Chỉ đơn giản vậy, nhưng buồn cười thay, một loạt các chính quyền sau đó đều xếp re, không dám hó hé với nhóm “Phật Giáo Đấu Tranh” này.

(c) Tuyệt Tình Cốc – Nằm tại hẽm Âm Hồn thuộc quận I thị xã Huế. Nguyên là ngôi nhà của cha mẹ Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan. Sau khi hai ông bà dời nhà ra gần cửa Đông Ba, anh em Tường, Phan biến nơi nầy thành trung tâm hội họp hoạt động của đám sinh viên, trí thức cơ sở thành ủy VC Huế.

Tuyệt tình cốc là một ngôi nhà tranh, trong một khu vườn nhỏ có cây ngọc lan. Đến mùa hoa nở, hương thơm ngát.

Nhóm Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngọc Phan đã đặt tên cho cây ngọc lan này là “Cây hoa tình”, và ngôi nhà kia là “Tuyệt tình cốc”,vay mượn trong tác phẩm kiếm hiệp Thần điêu đại hiệp của tác giả Kim Dung. Tuyệt tình cốc thường xuyên do anh em Hoàng Phủ Ngọc Tường chủ trì sau nầy còn có hoạ sĩ Đinh Cường. Trịnh Công Sơn, nữ văn sĩ Túy Hồng, Ngô Kha, Trần vàng Sao, Trần Quang Long, Nguyễn Đắc Xuân, Trần Xuân Kiêm, chủ tịch tổng hội sinh viên Huế, cũng đã xuất hiện nhiều lần tại đây. Hầu hết đám này là cơ sở sinh viên và trí thức vận của thành ủy Huế. Tuyệt tình Cốc cũng là nơi xuất bản tờ báo Việt Nam Việt Nam của nhóm kể trên, trong khoảng thời gian phong trào tranh đấu Miền Trung của Thích Trí Quang, giai đoạn cao điểm vào đầu hè 1966.

(d) Căn phòng của Lê Văn Hảo – Giáo Sư nhân chủng học, Đại Học Huế cũng là nơi Hoàng phủ Ngọc Tường và đám sinh viên hoạt động cho Thành ủy VC dùng làm nơi viết và xuất bản báo chí.

Vô số những trí thức, học sinh, sinh viên hoạt động cho VC tại thành phố Huế. Họ tham gia sách động, trong vai trò lực lượng quần chúng: Cách mạng đấu tranh của biến cố 1963, rồi cuộc tranh đấu bạo động 1966. Nhìn biết những điều này không khỏi giật mình tự hỏi, “Huế không mất vào tay CS trước Mậu Thân 1968 thì quả thật là một phép lạ!”

Hãy đọc qua danh sách ổ Việt Cộng nằm vùng dưới đây.

– Nguyễn Thiết, Sinh viên (SV) Luật Khoa, phụ trách Thanh niên Thành ủy Huế, thóat ly lên Mật khu 1965.
– Trần Quang Long, SV Việt Hán, Đại Học sư phạm, thoát ly năm 1968.
– Lê Minh Trường, SV Mỹ Thuật, vượt ngục lên mật khu, sau đó xâm nhập tái hoạt đông bị lực lượng CSĐB phục kích bắn chết tại làng Hải Cát Hạ, quận Nam Hoà.
– Vĩnh Kha, SV Văn khoa, Chủ tịch Tổng hội SV, Đoàn trưởng đoàn SV Phật Tử.
– Hoàng Phủ Ngọc Tường, giáo sư.
– Hoàng Phủ Ngọc Phan, SV Y khoa.
– Nguyễn Đính, SV Văn khoa, bút hiệu Trần vàng Sao.
– Phạm Thị xuân Quế, Bác sĩ, Chủ tịch hội phụ nữ thành phố Huế.
– Thái Thị Ngọc Dư, sau này đậu Tiến sĩ Địa lý học tai Pháp
– Trần Anh Tuấn, Tiến sĩ Luật Khoa tại Mỹ
– Hoàng Văn Giàu, Phụ khảo Đại học Văn khoa Huế, Đoàn Trưởng đoàn SV Phật Tử Huế. Hiện ở Úc Châu.

– Thái thị Kim Lan, Sinh viên Văn khoa, sau du học, đậu Tiến Sĩ triết học tại Đức
– Nguyễn Đắc Xuân, SV Việt Hán, Đại học Sư phạm.
– Huỳnh Sơn Trà, SV Y khoa, thoát ly 1968
– Nguyễn Văn Sở, SV Đại học Sư phạm Anh văn, thóat ly 1968
– Lê Thanh Xuân, thoát ly 1968.
– Ngô Yên Thi, SV Văn Khoa, thoát ly 1968.
– Nguyễn Hữu Ngô, SV Mỹ thuật.
– Trần Hoài, SV Việt Hán, Đại học sư pham,thoát ly 1972.
– Nguyễn Đức Thuận, SV Đại học Sư phạm Anh văn, thóat ly 1968.
– Trần Bá Chữ, SV Đại học Sư phạm Toán, thoát ly 1968
– Nguyễn Thị Đoan Trinh, SV Dược khoa, Đại học Sài Gòn, sát thủ Mậu Thân1968. Y thị trực diện đeo băng đỏ, nổ súng, hạ sát rất nhiều người. Thoát ly ngay sau CS bại trận Mậu Thân.
– Lê Văn Tài, SV Mỹ thuật, thoát ly 1968. Hiện ở Úc Châu.
– Nguyễn Văn Mễn, học sinh lóp 12 Quốc Học, thoát ly 1968.
– Lê Phước Thúy, SV Đại học Sư phạm, thóat ly 1968.
– Lê Công Cơ, SV Đại học Khoa học, thóat ly 1968
– Lê Khắc Cầm, SV, em giáo sư Lê Khắc Phò
– Lê Văn Hảo, giáo sư nhân chủng học Đại Học Huế.
– Đào Thị Yến, tức Bà Tuần Chi, nguyên Hiệu trưởng trường nữ trung học Đồng Khánh và cũng là tình nhân của Thích Đôn Hậu. Thoát ly ra Bắc cùng với Thích Đôn Hậu, sau Mậu Thân, cùng với giáo sư Tôn Thất Dương Tiềm, giáo sư Lê Văn Hảo, v.v…
– Bửu Chỉ, SV Mỹ thuật.
– Phan Duy Nhân, Sinh viên.

Và còn rất nhiều nữa.

Những cơ sở này, hiệp lực cùng Thích Trí Quang, Thích Thiện Siêu, Thích Đôn Hậu, Thích Chánh Trực, bí thư thân tín của Thích Trí Quang là Đại Tá tình báo cộng sản Nguyễn Khắc Từ, Hoàng Kim Loan, Trung tá điệp viên cục tình báo chiến lược Hà Nội. Cơ sở cộng sản như thế đủ để phá nát Huế chưa? Thưa, quá đủ!

Vì thế, miền Trung, đặc biệt Huế, đang bị “cách mạng” nhuộm đỏ, vừa hồng vừa chuyên. Miền Trung sôi sục lửa đấu tranh căm thù giai cấp! Miền Trung lúc đó là địa ngục của một mạng lưới CS nằm vùng khổng lồ, bán mình cho quỷ.

Ngày 23/01/1965 Thích Trí Quang cho lệnh học sinh sinh viên, đồng bào biểu tình kéo đến đốt toà tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại số 4 đường Đống Đa. Sau đó đoàn biểu tình kéo đến đốt phòng Thông tin văn hóa Hoa Kỳ (USIS) tại số 8 đường Lý Thường Kiệt, thuộc quân III thị xã Huế.

Ngày 27/02/1965 đám này họp báo ra mắt và “Phong Trào Dân Tộc Tự Quyết”. Chủ tịch “Phong Trào Tranh Đấu Bảo Vệ Hoà Bình và Hạnh Phúc Dân Tộc” là Thượng Toạ Thích Quảng Liên. Các thành viên gồm Bác sĩ Thú y Phạm Văn Huyến, thân sinh bà Phạm Thị Thanh Vân (bà Ngô Bá Thành), nhà báo Phi Bằng, tức Cao Minh Chiến, Luật sư Trịnh Đình Thảo, Giáo sư Tôn Thất Dương Kỵ. Bác sĩ Lê Khắc Quyến Khoa trưởng Đại Học Y Khoa Huế cũng bí mật nằm trong tổ chức nầy.

Về “Phong Trào Dân Tộc Tự Quyết”, Chủ tịch là Luật Sư Nguyễn Long. Các đoàn viên chủ chốt là Kỹ sư Hồ văn Bửu, Kỹ sư Tô văn Can.

Hai Tổ chức nầy đều đòi hỏi:

Quân đội Hoa Kỳ phải triệt thoái khỏi miền Nam việt Nam.
Vấn đề thống nhất của Việt Nam phải để cho người Việt Nam tự quyết.

Ngày 01/03/1965, Thủ tướng Chính phủ VNCH, Bác sĩ Phan Huy Quát, ra lệnh cách chức gần 50 công chức và khoảng 30 người bị bắt giữ. Trong đó có Cao Minh Chiến, giáo sư Tôn thất Dương Kỵ và Thú Y sĩ Phạm Văn Huyến. Ba nhân vật nầy được giải ra Huế. Tướng Nguyễn Chánh Thi muốn thả dù nhóm này qua bên kia vỹ tuyến 17. Thủ Tướng Phan Huy Quát phản đối vì sợ báo chí và dư luận quốc tế xuyên tạc.

Ngày 19/03/1965, Tướng Nguyễn Chánh Thi chủ toạ một buổi lễ ngay tại bên này cầu Hiền Lương, sau bài diễn văn, Cao Minh Chiến, Tôn Thất Dương Kỵ và Bác sĩ thú y Phạm văn Huyến được dẫn từ phía bên nầy cầu, thuộc vùng chính phủ VNCH, sang đến giữa cầu, giao cho Cộng sản Hà Nội. Cả ba lặng lẽ đi qua phía bên kia cầu phân chia biên giới Nam Bắc.

Tình hình Huế mỗi ngày mỗi trầm trọng. Ngày 06/06/1966 lúc 12 giờ trưa, trên đài phát thanh tranh đấu tại Huế, Thích Trí Quang đánh con bài cuối cùng, “Bàn thờ Phật”. Thích Trí Quang chơi xả láng, không kể gì đạo đức tối thiểu: đưa bàn thờ Phật xuống đường! Phật nào đồng ý cho hành động này? Ngược lại, Phật đã độ trì người con trung nghĩa xứ Huế: Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan và lực lượng Đặc nhiệm dẹp loạn miền Trung.

Chỉ sau hai tuần lễ kể từ ngày 09/06/1966 toàn bộ lực lượng tranh đấu của Thích trí Quang đã bị dẹp tan. Thích Trí Quang và đồng bọn, Tướng Nguyễn Chánh Thi Tư Lệnh QĐ I. Chuẩn Tướng Phan Xuân Nhuận, Tư Lệnh Sư Đoàn I – Tất cả bị Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan bắt giữ.

Tôi liên tục mở các cuộc hành quân cảnh sát, bắt giữ toàn bộ cơ sở Việt Cộng nằm vùng cài trong Phật giáo, trong các tổ chức giáo chức, học sinh, sinh viên thuộc lực lượng tranh đấu của Thích Trí Quang. Một số lớn bọn chúng bị bắt giữ ngay, nhưng cũng có một số ít đã được Trung Tá điệp Viên Hoàng Kim Loan gởi giao liên và đưa lên mật khu. Điển hình hai anh em Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan và Nguyễn Đắc Xuân.

Do chúng tôi theo dõi anh em họ Hoàng nên đã khám phá ra chuyện TCS hoạt động nằm vùng. Cuộc đào thoát của hai anh em Hoàng Phủ Ngọc Tường Hoàng Phủ Ngọc Phan đã làm bộc lộ chân tướng của Trịnh Công Sơn. Người đứng ra thi hành là giáo sư Tôn Thất Dương Tiềm, và Lê Cảnh Đạm, lúc đó là Tổng Thư Ký Đại Học Y Khoa Huế. Cả hai là cán bộ trí thức vận của cở quan Thành ủy Huế.

Tôi đã vô cùng ngạc nhiên khi thấy Trịnh Công Sơn liên hệ trong vụ này. Lực lượng CSĐB đã bám sát theo dõi hai mục tiêu Tường và Phan từ lúc hai người này ẩn trốn tại nhà sách Khánh Quỳnh ở ngã tư Anh Danh, thuộc Quận I thành phố Huế. Tiệm sách nầy là của gia đình Tôn Thất Dương Kỵ một cán bộ cộng sản gộc tại Huế.

Sau đó, bọn chúng di chuyển qua trốn tại số 66 đương Phan Chu Trinh Quân III thị xã Huế. Đây là nhà an toàn của cơ quan Thành ủy Huế. Chủ nhân cũng là cơ sở nội thành, tên là Nguyễn Chính. Số 66 Phan Chu Trinh nằm ngay ngã tư Phan Chu Trinh Nguyễn Trường Tộ, ngay đầu cầu Phú Cam. Bên này cầu Phú Cam là nhà tên Chính, và bên kia cầu Phú Cam là nhà Trịnh Công Sơn, nằm trên đường Nguyễn Trường Tộ, đối diện với toà Tổng Giám Mục Huế.

Đó là một dãy chung cư. Căn phố của Trịnh Công Sơn và gia đình trú ngụ là 11/3 Đường Nguyễn Trường Tộ. Quận III, thành phố Huế.

Tôi nhớ không lầm thì đó là ngày 11/06/1966. Trời nhá nhem tối, tôi chỉ huy điệp vụ, đứng hơi xa hiện trường. Hai anh em Hoàng phủ Ngọc Tường từ nhà Chính, bên này cầu Phú Cam, đi rất nhanh sang nhà Trịnh Công Sơn, bên kia cầu Phú cam. Trịnh Công Sơn đã có kế hoạch chuẩn bị trước cho hai tên này ăn cơm tối tại nhà. Sau đó, một chiếc xe hơi màu trắng đến đón Tường và Phan đi ngay.

Tài xế là Lê Cảnh Đạm. Hộ tống là giáo sư Tôn thất Dương Tiềm. Họ lên chùa Thiên Mụ, và sau đó đi bộ vượt Long Hồ, Ngọc Hồ, vượt nguồn tả sông Hương đến mật khu sau núi Kim Phụng.

Chiếc xe hơi trắng đó là của bà Tuần Chi, tức Đào Thị Yến. Mậu Thân 1968, bà giữ chức vụ Phó chủ tịch Ủy Ban nhân Dân Thành Phố Huế. Vài ngày sau, đã cùng một phái đoàn đông đảo trí thức miền Nam và Thượng Toạ Thích Đôn Hậu – mà theo sự theo dõi ghi nhận của CSQG Thừa Thiên Huế, cũng là người tình của bà, thoát ly ra Bắc.

Đó là lần đầu tiên mà lực lượng CSĐB thuộc BCH/CSQG Thừa Thiên Huế phát hiện hành động tiếp tay với cộng sản của Trịnh Công Sơn.

Tôi sẽ không như Trịnh Cung hoặc Đặng Văn Âu chỉ nói thoáng qua về TCS.

Vì “méo mó nghề nghiệp”, tôi sẽ đi từng chi tiết một. Từ đời tư, gia đinh, tình ái, sức khỏe, cá tính, tham vọng, đến những công tác tình báo mà TCS cộng tác với chúng tôi, những công việc mà TCS cộng tác với cộng sản, những công việc mà TCS cộng tác với tình báo ngoại quốc. Kết quả và ảnh hưởng của những hành động của đương sự, đã gây tác hại như thế nào cho miền Nam VN.

Đương nhiên, những tiết lộ này sẽ đụng chạm và gây sóng gió. Và sóng gió không chỉ giới hạn riêng nhân vật TCS. Nhưng chỉ là sóng gió cho những ai trót đem lòng ngưỡng mộ tôn thờ nhân vật này một cách nhẹ dạ mù quáng. Còn những ai có chút bình tâm suy xét, biết yêu lấy quê hương khốn khổ, thì những thông tin mà tôi đưa ra, sẽ chỉ là những xác tín. Đó là những điều tôi biết, tin là sự thật và ghi lại.

Với tất cả lương tâm và trách nhiệm người trong cuộc đối với người dân miền Nam và với lịch sử, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm với những điều tôi viết. Tôi sẵn sàng đối chất với bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào về vấn đề TCS. Và đặc biệt tôi càng rất muốn đối chất với những ai cho rằng những thông tin mà tôi đưa ra là sai trái, không đúng về TCS và về bất cứ nhân vật hoạt động CS nào có tên trong bài viết này.

Ngay sau đó, tôi cho lệnh mở hồ sơ TCS, điều tra lý lịch chi tiết, bám sát theo dõi đương sự. Công việc nầy được giao cho toán xâm nhập E–16, mà trưởng toán là anh Nguyễn Bá Sơn.

Một thời gian sau, nhiều phát hiện cho thấy, TCS từ lâu đã có quan hệ chặt chẽ với Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Đắc Xuân, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Phan Duy Nhân, và đặt biệt với một cán bộ quan trọng của cơ quan Thành ủy Huế. Cán bộ đó là Lê Khắc Cầm, em ruột của giáo sư Lê Khắc Phò. Lê Khắc Cầm sống hợp pháp trong thành phố Huế, và Trịnh Công Sơn rất thường xuyên liên lạc với Cầm.

Ngoài ra, toán theo dõi cũng phát hiện được một số các cơ sở trong tổ chức trí vận thuộc tổ chức Hoc sinh Sinh viên Giải Phóng thành phố Huế cũng có liên lạc chặt chẽ vói TCS như:

Huỳnh Sơn Trà, SV Y khoa, Đặng văn Sở, SV Đai học Sư phạm. Lê Thanh Xuân SV Luật khoa. Trần Hoài, SV Đai học sư phạm Việt Hán, Giáo sư Ngô Kha, Đinh Cường, Trần quang Long, Trần Vàng Sao, Bửu Chỉ, và nhiều hơn nữa…

Với những dữ kiện, tin tức từ trưởng toán xâm nhập Nguyễn Bá Sơn trình lên, tôi quyết định móc nối, ép TCS làm tình báo viên xâm nhập trong tổ chức trí vận và tổ chức học sinh, sinh viên giải phóng của Thành ủy Huế.

Công việc nầy không khó. Vì đã nắm rất vững vàng và có đầy đủ bằng cớ là TCS hoạt động CS, nên khi tôi bí mật tiếp xúc với TCS tại nhà an toàn của cơ quan tình báo Thừa thiên Huế, trong khoảng thời gian gần 4 tiếng đồng hồ, TCS không còn cách nào khác, buộc phải cộng tác.

Và tôi có tin TCS không? Theo bản tính nghề nghiệp, dĩ nhiên, tôi phải nói chữ không. Ngay sau đó, tôi cài thêm một nhân viên tình báo xâm nhập tiếp cận vói TCS và những bạn bè cơ sở nội thành VC của TCS để có thể theo dõi và phối kiểm một số tin tức mà TCS cung cấp cho chúng tôi, cho đến tận ngày 29 tháng tư 1975.

Nhân viên này chính là một nhân chứng sống, để có thể xác nhận cho những ai còn thắc mắc rằng có phải TCS là nhân viên tình báo xâm nhập của lực lượng CSĐB thuộc BCH/CSQG/Thừa Thiên–Huế, gài trong tổ chức cơ quan trí vận của Thành ủy Huế hay không. Chính anh là người tôi đã giao cho ba giấy chứng nhận để đưa tận tay cho TCS và hai người khác.

Ba giấy chứng nhận đó là ba “Sự vụ lệnh công tác đặt biệt” do tôi, với tư cách là Chỉ Huy Trưởng BCH/CSQG/Thừa Thiên–Huế và là Tổng Thư ký điều hành Ủy Ban Phượng Hoàng tỉnh Thừa Thiên và thị xã Huế, “yêu cầu mọi cơ quan Quân, Dân Chính, giúp đỡ người cầm giấy này đang thi hành phận sự”.

Sự vụ lệnh đặc biệt mà tôi cấp cho Trịnh Công Sơn là một lá bùa hộ mạng cực mạnh, bao bọc cho TCS trong suốt nhiều năm. Nó đã giúp TCS trốn quân dịch, khỏi bị bắt trong các cuộc ca hát phản chiến, hoặc biểu tình chống chiến tranh, chống chính phủ VNCH.

Trong nhiều năm qua tại hải ngoại có một số bài viết cho rằng trong thời gian chiến tranh, TCS phải cực khổ, nhọc nhằn trốn tránh để khỏi bị bắt đi quân dịch. Rõ là họ chỉ viết theo trí tưởng tượng, dựa trên những hiểu biết mù mờ, hoặc theo lời kể mơ hồ đâu đó.

Nhân viên giao Sự vụ lệnh đặc biệt của tôi cho Trịnh Công Sơn hiện đang định cư tại vùng ngoại ô Washington, D.C. Hoa Kỳ. Anh là một nhân chứng sống về vụ nầy.

1) Lý lịch Trịnh Công Sơn ghi nhận tại cơ quan CSQG Huế – Sinh ngày 28/02/1939. Học lực Tú tài I, tức lớp 11 chương trình Pháp. Tốt nghiệp trường Sư phạm Quy Nhơn. Giáo viên Tiểu học. Nghiện rượu và thuốc lá nặng. Sức khỏe trung bình. Bản chất trầm lặng, kín đáo, khôn ngoan, giỏi che đậy ý nghĩ của mình.Xem trọng tiền bạc, có tính phản bội, trọng phú khinh bần, sẵn sàng quay lưng với bạn bè hay ân nhân của mình trước kia, nếu như họ sa cơ lỡ vận.

2) Gia đình – Phụ thân của TCS là một quân nhân phục trong quân đội Pháp, ngành tình báo, phòng 2. Ông bị tử nạn xe hơi do xe của quân đội Pháp gây ra. TCS có một người Cậu ruột là Lê văn Tông, một thương gia giàu có tại đường Phan Bội Châu, Huế. Ông nầy có vợ lai Pháp hiện định cư tại Pháp. Lê văn Tông là võ sư Nhu Đạo (Judo club Huế). Thật ra TCS không học nhu đạo ngày nào cả. Trịnh Cung không biết nên đã viết TCS có tập nhu đạo. Trịnh Công Hà, em TCS mới là nhu đạo sinh. Hà là người từng gây chấn thương cho Trịnh Công Sơn khi dùng một thế võ khóa chặt TSC giữa sàn nhà, trong lúc hai anh em giỡn chơi với nhau. TCS là anh đầu trong một gia đình đông con.

Các em trai
1– Trịnh Công Hà, Sĩ quan Quân Lực VNCH, cấp bậc cuối cùng, Đại úy
2– Trịnh Xuân Tịnh, trốn quân dịch.

Các em gái
1– Trịnh vĩnh Thúy, chồng là giáo sư Ngô Kha.
2– Trịnh vĩnh Tâm, chồng là Đại úy QLVNCH Hoàng Tá Tích. Hoàng Tá Tích có anh ruột là Hoàng Xuân Tùy cấp bậc Đại Tá, Chính ủy Sư Đoàn Điện Biên của CS Bắc Việt. Sau 1975, Hoàng Xuân Tùy làm Thứ trưởng bộ Đại Học.
3– Trịnh Thị Hồng Diệu, không có gì đặt biệt.
4– Trịnh Thị Vĩnh Ngân, không có gì đặc biệt.
5– Trinh Vĩnh Trinh, em út. Theo ghi nhận, Trịnh vĩnh Trinh cùng mẹ khác cha với những người trên.

Đã có quá nhiều tranh cãi về TCS, quá nhiều câu hỏi được đặt ra, “Trịnh Công Sơn bên mô? Bên ni? Bên tê?”

Trong chức vụ và trách nhiệm của một Phó trưởng Ty CSĐB và sau đó là Chỉ Huy Truởng BCH/CSQG/Tỉnh Thừa Thiên và thị xã Huế trong 9 năm, từ tháng 06/1966 đến đầu năm 1975, và là người đích thân áp lực, móc nối và sau đó điều khiển TCS trong chiến dịch xâm nhập vào các bộ phận trí thức vận, tôn giáo vận. học sinh sinh viên Giải Phóng Thành Phố Huế, qua những phòng trào quần chúng đấu tranh tại đô thị của cộng sản, tôi có thể xác nhận rõ ràng và minh bạch về con người của Trịnh Công Sơn:

– Trịnh công Sơn bên ni. Quốc gia
– Trịnh Công Sơn cũng là bên tê. Cộng sản Hà nội
– Trinh Công sơn còn có khả năng là bên nớ, tình báo ngoại quốc.

Hay nói một cách thẳng thắn, theo danh từ chuyên môn của ngành tình báo, thì Trịnh Công Sơn là điệp viên hai mang 100% và có khả năng mang thứ ba là làm cho cơ quan tình báo ngoại quốc. Tuy nhiên, mang nào là mang chính?

Trịnh Công Sơn, bên ni

Có phần đúng, TCS bên ni. Chính tôi đã tổ chức TCS làm tình báo viên cho ngành Cảnh Sát Đặc Biệt thuộc Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia Tỉnh Thừa Thiên và thị xã Huế. Mặc dầu trong khoảng thời gian từ 1966 đến ngày 28 tháng 4 năm 1975 cũng có lúc gián đoạn tạm thời vì TCS không ở Huế. Nhưng chung chung thì TCS đã hợp tác với chúng tôi trong khoảng thời gian không phải là ngắn.

Có người sẽ đặt câu hỏi, cái gì đã làm cho Trinh Công Sơn hợp tác với Liên Thành, hay nói thẳng ra là chấp nhận làm tình báo viên cho CSĐB thuộc BCH/CSQG/Thừa Thiên–Huế:

1. Vì có máu phiêu lưu ưa mạo hiểm nuốn thành điệp viên? Không phải.
2. Vì tình cảm cá nhân giữa Liên Thành và Trịnh Công Sơn? Vì hai người quen biết với nhau từ lâu? Cũng không phải.
3. Vì tinh thần ái quốc, tinh thần trách nhiệm của người quốc gia, tinh thần trách nhiệm của một người trẻ đối với hiện tình đất nước vào thời điểm đó? Lại càng không phải.
4. Vì quyền lợi bản thân, vì an ninh bản thân? Đúng. Hoàn toàn đúng!

Khi tổ chức TCS, tôi đã dùng chiến thuật “Cây gậy và củ rà rốt.”

Tôi đã đưa ra những bằng chứng rành rành hành động tiếp tay của TCS trong việc đào thoát của hai anh em Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, do cơ quan B5 và Thành ủy Huế trực tiếp tổ chức. Rồi việc một số cơ sở nội thành VC trong giới trí thức, sinh viên tiếp xúc thường xuyên với TCS, và nhất hạng là việc cán bộ Thành ủy Việt Cộng Huế Lê Khắc Cầm, đã nhiều lần tiếp xúc vói TCS.

Tôi đã nói với TCS:

“Chừng đó sự việc đủ cho tôi có thể ký lệnh bắt giữ anh, cho thẩm vấn, thiết lập hồ sơ, không đưa ra toà; Trong quyền hạn và chức vụ của tôi, ngoài vai trò Chỉ huy Trưởng CSQG, Tổng thư ký điều hành Ủy ban Phượng Hoàng tỉnh, với trách nhiệm Tổng thư ký Hội Đồng An Ninh Tỉnh, tôi có thể đề nghị, vì tình hình an ninh, giữ anh hai năm tại Phú Quốc và sau hai năm lại tái xét. Cứ như vậy mỗi đợt 2 năm. Có bao nhiều lần hai năm tại đảo Phú Quốc trong đời người, Anh có chịu nỗi không?”

Đó là cây gậy mà tôi dùng làm áp lực với TCS.

Vậy còn củ cà rốt? Ngoài những giúp đỡ, phe lờ những việc không tiện nói ra, để gia đình TCS có thể kiếm sống, củ cà rốt rất ngọt là một Sự vụ lệnh đặt biệt đại khái:

“ Họ và tên…
Người mang giấy nầy là viên chức Đặc Biệt thuộc BCH/CSQG Thừa Thiên–Huế. Yêu cầu các cơ quan Quân, Dân, Chính giúp đỡ, trong khi thừa hành phận sự.

Huế, ngày….
Chỉ Huy Trưởng CSQG TT–Huế
Kiêm Tổng Thứ ký Ủy Ban Phượng Hoàng Tỉnh
Thiếu tá Liên Thành”

Bề mặt và bề trái của tấm giấy này chỉ để bảo vệ cho TCS trốn lính. Để đổi lại, TCS cung cấp những tin tức địch mà chúng tôi cần. Tỷ như danh tánh tổ chức, cá nhân các cơ sở nội thành VC trong các tổ chức trí vận, dân vận, tôn giáo vận của Thành ủy VC; Các đường dây các trạm liên lạc nội thành của bọn chúng, kế hoạch hành động của bọn chúng, v.v…

Tóm lại TCS cung cấp những gì TCS biết. Nhưng những thông tin TCS cung cấp cho chúng tôi chỉ là 1/10 những sự việc mà TSC có. Nhiều sự việc rất quan trọng TCS đã tham gia, biết rõ ràng, tường tận, nhưng TCS vẫn giữ im lặng, không báo cáo. Cùng lúc, một đường dây nội tuyến khác đã phúc trình sự việc lại cho chúng tôi. Sau đây là vài trường hợp điển hình.

a) Tại bờ sông Hương thuộc vùng Gia Hội, đoạn đối diện với rạp Ciné Châu Tinh có một bến đò; thường xuyên có một chiếc đò của một cặp vợ chồng nghèo, neo tại đó, bán chè cháo độ nhật trên sông Hương về đêm. Người chồng là cơ sở nội thành của VC, nhưng thật ra lại là người của chúng tôi. Chiếc đò đó chúng tôi đã bỏ tiền ra mua và giao cho cơ sở sử dụng làm trạm liên lạc gặp mặt của cán bộ nội thành VC. Rất nhiều cán bộ, cở sở Việt Cộng trong tổ chức học sinh, sinh viên giải phóng thành phố Huế đến đó để hội họp, như Bửu Chỉ, Ngô Kha, Trần Hoài, Hoàng Thị Thọ, Phạm thị Xuân Quế… và ngay cả TCS cũng đã đến đó hội họp một đôi lần. Nhưng tuyệt đối không bao giờ TCS cho chúng tôi biết trạm liên lạc này.

b) Cũng như vậy, trạm thứ hai là một quán café gần nhà Thượng Nghị sĩ Trần Điền. Đây cũng là trạm liên lạc hội họp nội thành của bọn chúng. Chính TCS đã đi cùng Ngô Kha đến đây nhiều lần, nhưng TCS vẫn tuyệt đối không báo cáo lại. Chúng tôi cũng phát hiện rất nhiều thư từ, tài liệu VC từ nội thành Huế chuyển vào Saigon do TCS giao cho Nguyễn Hữu Đống truyền đi bằng những chuyến bay quân sự của một số bạn bè trong Không Quân, nên không bị ai soát hỏi.

Trịnh Công Sơn, bên tê

TCS là người Cộng sản, hoạt động cho Cộng sản. Điều đó đúng, đúng 100%. Tôi khẳng định như vậy.

Câu hỏi, Trinh Công Sơn, bên tê? Đúng, TCS bên tê, hoạt động cho cộng sản. Cán bộ điều khiển và chỉ đạo trực tiếp TCS là Lê Khắc Cầm.

Như đã biết trong một buổi họp mặt tại Tuyệt Tình Cốc của Hoàng Phủ Ngọc Tường, vào thời điểm cao trào tranh đấu miền Trung đang lên cao 1965–1966, trước sự hiện diện của Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Đắc Xuân, Đinh Cường, Nữ văn sĩ Túy Hồng, Trần Vàng Sao, Trần Quang Long, những tay SV tranh đấu gộc và cũng là đám cơ sở của Thành ủy Huế, Trịnh Công Sơn đã hát một ca khúc mới. Bài này chỉ nói lên nỗi bất hạnh của tuổi trẻ bị cuốn vào cơn bảo của cuộc chiến, nhưng hoàn toàn không nói gì đến nguyên nhân của cuộc chiến, di hại của nó, cũng như cách giải quyết vấn đề, như là nhạc của các nhạc sĩ Trần Thiện Thanh, Anh Bằng, Phạm Duy, v.v… Đó là bài “Vết lăn trầm.”

“Vết lăn vết lăn trầm / Hằn trên phiến đá nâu thêm ưu phiền / Như có lần chim muông hằn dấu chân / Người đi phiêu du từ đó chưa thấy về quê nhà / Rộng đôi cánh tay chờ mong / Người chợt nhớ mình như đá…” (Bài thứ 9 trong tập Ca Khúc Trịnh Công Sơn, An Tiêm 1967, Bìa trước Đinh Cường, Lời tựa Tô Thuỳ Yên, Phụ bản Đinh Cường (2), Trịnh Cung, Bìa sau Đinh Cường – DCVOnline)

Đó là bài nhạc phản chiến đầu tiên của Trịnh Công Sơn. Tác phẩm này được thai nghén trong một cái lò cộng sản nằm vùng, theo ý muốn của cộng sản Hà Nội, dĩ nhiên nó phải là con đẻ của CS. Trong khi bao nhiêu thanh niên cùng trang lứa đang cầm súng chiến đấu tất bật, thì TCS không làm gì cả, chỉ ăn xổi ở thì, đến nỗi chợt thấy “hoang vu quanh mình”, nên đi làm cộng sản.

Sau nầy TCS viết nhạc nói về cuộc chiến theo nhu cầu đấu tranh tại đô thị của đám SV, trí thức, hoạt động nằm vùng. Mục đích sáng tác của TCS là làm tê liệt tinh thần bất khuất truyền thống, làm thanh niên VN không muốn chiến đấu, trở nên bi quan nhu nhược, ỷ lại cầu an. Nhiệm vụ của TCS là chế ra những loại thuốc độc như thế!

Cũng đã có một vài phúc trình cho biết một vài bài nhạc phản chiến của TCS, nhưng chỉ có nhạc của TCS và lời thực ra của của Phan Duy Nhân. Phan Duy Nhân là một sinh viên, cán bộ cộng sản. Nếu người viết không lầm thì Phan Duy Nhân đã bị bắt và giam tại Côn Sơn từ sau Mậu Thân 1968.

Đôi điều về Đỗ Ngọc Yến

Ông Đỗ Ngọc Yến (ĐNY) là nhân viên tình báo của chính phủ VNCH. Nhiệm sở phục vụ là Phủ Đặc ủy Trung ương Tình báo.

Tình báo ngoại quốc đã phát hiện được những hoạt động của Ông Đỗ Ngọc Yến trong sinh viên hoặc báo chí tại Sài Gòn, như là một cán bộ nội thành VC. Họ đã không biết rằng Đỗ Ngọc Yến là nhân viên của Phủ Đặc ủy Trung ương Tình báo VNCH, được gài vào nằm vùng trong tổ chức địch, nên đã móc nối ông Đỗ Ngọc Yến. Là một người trung thành với đất nước, ông Yến trình sự việc nầy lên thượng cấp để xin chỉ thị. Ông đã được Phủ Đặc Ủy Trung Ương chấp thuận để ông làm việc cho tình báo ngoại quốc.

Tôi bạch hóa trường hợp của ông ĐNY, vì chính thể VNCH không còn, và Ông ĐNY cũng đã yên nghỉ. Tuy thế, ông ĐNY vần còn để lại một nỗi oan sai. Với mục đích đơn giản là trả lại danh dự cho một nhà báo, một điệp viên yêu nước, tôi viết vì những điều tôi ghi lại ở đây không vi phạm đến an ninh cá nhân của ông nữa.

Khi tấm hình ông Yến ngồi chung với Nguyễn Tấn Dũng, lúc chưa là Thủ tướng chính phủ CHXHCN Việt Nam, được đưa lên mạng internet, thì dư luận liền cho ông Yến là cộng sản. Ai chủ động tung tấm ảnh ra với mục đích gì cũng không phải là điều bí mật khó hiểu với bạn đọc.

Tấm hình đó chỉ có thể nói lên được một nửa sự thât. Tương tự như tấm hình của Eddie Adams chụp Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan bắn đặc công cộng sản Bảy Lốp.

Cũng vậy, Đỗ ngọc Yến ngồi chung với Nguyễn Tấn Dũng có thể vì nghiệp dĩ tình báo của ông ta chưa dứt. Ngày xưa ông đã phải vì nhiệm vụ, tuân lệnh thượng cấp, là Phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo VNCH, hoạt động cho tình báo ngoại quốc. Và con tằm lại phải tiếp tục nhả tơ. Đó cũng là chuyện bình thường của một người làm tình báo chuyên nghiệp. Còn trái tim ông vẫn ở lại với VNCH.

Xin trả lại công bằng, công lý và danh dự cho Ông Đỗ Ngọc Yến, một chiến sĩ tình báo của Phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo VNCH.

Trở lại với Trịnh Công Sơn.

“Đến ngày 30 tháng Tư thì Sơn ở lại. Tôi nhớ buổi chiều đó, Ðỗ Ngọc Yến đến đón Sơn với một nhà báo Mỹ đề nghị Sơn đã có máy bay đưa gia đình Sơn đi Hoa Kỳ. Tôi rất muốn đi Hoa Kỳ nhưng mà Ðỗ Ngọc Yến lại không hỏi tôi. Sơn ở lại thì tôi cũng đành ở lại. Tôi thì đành thôi và sau đó thì tôi đi học tập ba năm.” (Bi kịch Trịnh Công Sơn, Trịnh Cung 2009).

Như thế Đỗ Ngọc Yến đã theo lệnh của ai đi cùng nhà báo Mỹ đến đề nghị đón Sơn và gia đình đi Mỹ vào ngày 30/4/1975?

– Phủ Đặc ủy Trung ương tình báo VNCH? Điều này không có
– Tình báo Việt Cộng?
– Tình báo Ngoại Quốc?

Hẳn bạn đọc đã có câu trả lời ai đã phái Đỗ Ngọc Yến và nhà báo Mỹ đến đưa TCS và gia đinh đi Mỹ.

Những phân tích của CSQG Thừa Thiên Huế và suy nghĩ, ý kiến của tôi về Trịnh Công Sơn

Là một cán bộ điều khiển TCS trong chiến địch xâm nhập vào hàng ngũ các tổ chức Cộng Sản tại Huế, trong một thời gian khá dài, BCH/CSQG Thừa Thiên Huế và tôi có những nhận xét sau đây.

1. Mặc dầu hợp tác với cơ quan tình báo quốc gia nhưng trái tim của TCS đã dành cho cộng sản.

2. Những xáo trộn chính trị, những cuộc biểu tình, đình công bãi thị, những ngày tuyệt thực, những đêm không ngủ, những màn văn nghệ đấu tranh phản chiến, đòi hoà bình (như đòi kẹo) ‒ nghe thật là dễ, thật là ngây thơ ‒ đòi người Mỹ rút quân, của đám trí vận nội thành, diễn ra triền miên tại Đại Học Huế, trên khắp ngỏ đường của cố đô. Công khai, hoặc bí mật, TCS đều góp tay vào.

3. Nỗi sợ lớn nhất trong đời TCS là sợ đi lính. Vì thế, bằng mọi giá, chấp nhận mọi điều kiện, để y được bao che trốn lính. Ngoài ra, để chắc ăn, TCS còn quyết tâm ve vãn các giới chức cao cấp của chính quyền VNCH thích nhạc của y, để cho y dễ dàng trốn lính. TCS đã trở thành con người hèn hạ thiếu tư cách

Trịnh Cung nói, “TCS sai lầm với người Cộng sản như sau: Không ở trong đường dây của một tổ chức và chịu sự lãnh đạo của một tổ chức đó.”

Phát biểu của Trịnh Cung hoàn toàn dựa trên cảm tính, không dựa trên sự kiện. Phát biểu này hoàn toàn sai sự thật.

Ông Trịnh Cung, theo ghi nhận của CSQG, đã đổi tên từ Nguyễn văn Liễu thành Trịnh Cung, không chỉ bởi tình bạn với TCS, mà còn bởi quan hệ tình cảm với cô em gái TCS là Trịnh Vĩnh Thúy. Có thể vì mối ràng buộc tình cảm nhiều mặt đã che mờ sự sáng suốt, nên Trịnh Cung đã không biết rằng ông anh rể hụt đang hoạt động cộng sản.

Tôi xin xác định, Trịnh Công Sơn nằm trong tổ chức trí vận của cơ quan Thành Ủy Việt Cộng Huế hẳn hoi. Và cán bộ lãnh đạo chỉ huy TCS là Lê Khắc Cầm.

TCS đã nằm trong tổ chức nằm vùng tại Huế. Từng nhúng tay phối hợp giải thoát Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng phủ Ngọc Phan, theo chỉ thị của B5 và thành ủy. Sau này, những tên đại ác đó trở thành đao phủ thủ Tết Mậu Thân. TCS nghĩ gì khi viết và hát: “Chiều đi qua bãi dâu, hát trên những xác người, tôi đã thấy, những hố hầm, đã chôn vùi thân xác anh em…”

Xin hỏi vong hồn TCS, ai chôn xác anh em? Ai đã đập đầu anh em? Và ai đã giúp giải cứu những đại đồ tể này, để trở về giết dân lành Huế? TCS có trách nhiệm trong chuyện này hay không? Xin hỏi vong hồn ông?

Biết rất rõ ai gây ra chuyện thảm sát rùng rợn tại quê hương của chính mình, nhưng TCS sau đó vẫn tiếp tục hoạt động nằm vùng. TCS còn có trái tim không? Có tình nguời không? Rồi TCS vẫn viết nhạc phản chiến, mục đích phản đối chiến tranh một chiều. Có nghĩa là TCS chỉ phản đối cuộc chiến đấu của người đang phải tự vệ. Còn thì TCS ủng hộ và tiếp tay cho sự xâm lăng bằng vũ khí của CS đối với người dân Miền Nam. Như vậy, TCS có lương thiện không? Những lời lẽ mang tính triết lý về thân phận con người, trong nhạc TCS có thật sự từ trái tim anh ta? Nó có chút tình người nào không? Hay chỉ là những giai điệu vay mượn dối trá, phục vụ cho ác quỷ?

Trịnh Công Sơn phối hợp thưởng xuyên với lực lượng Sinh Viên Giải phóng thành phố Huế của trường Đại Học Huế, nhằm thi hành công tác dân vận, trí vận, qua những hội thảo, ca nhạc phản chiến. Tên tuổi đám CS nằm vùng có liên hệ chặt chẽ với y tôi đã viết ở phần trên.

Theo Trịnh Cung, Trinh Công Sơn, “Không dám thoát ly theo MTGPMN”. Điều này hoàn toàn không đúng.

Vì vai trò và trách nhiện của TCS rất quan trong trong việc gây suy sụp tinh thần yêu nước của nhiều tầng lớp thanh niên Miền Nam Việt Nam. Qua những bản nhạc phản chiến, TCS đã tạo được một tình trạng tâm lý ươn hèn chủ bại cho một số người Miền Nam. Một số khác phản ứng chống chính quyền, gây bất lợi về mặt chính trị cho quốc gia. Như vậy, TCS đã và đang thực hiện được sứ mạng mà CS rất cần thời bấy giờ.

Nếu TCS thoát ly, thì nhạc TCS sẽ bị chính quyền cấm. Và như thế thì làm sao có những buổi hội thảo chống chiến tranh? Làm sao TCS có thể đích thân tham dự, phổ biến nhạc phản chiến? Làm sao trở thành thần tượng, lôi cuốn đông đảo giới trẻ tham dự tại các trường Đai học Huế, Saigòn, Đà Lạt?

Về phương diện nầy, ta thấy ngay, MTGP đã khôn ngoan để TCS ở lại hậu phương địch, có lợi nhiều hơn là rút TCS ra mật khu.

Hơn nữa nếu TCS thoát ly ra mật khu, thì không phải tự ý TCS quyết định được, mà phải do Thành ủy Huế cho phép. TCS không gặp nguy hiển như Tường và Phan, thì tại sao phải điều TCS ra mật khu? Trong khi nhu cầu hiện diện của TCS tại các đô thị, để hổ trợ cho các tầng lớp quần chúng đấu tranh, rõ ràng có lợi cho MTGP nhiều hơn.

Một vài sự việc liên quan đến TCS thường nghe tranh cãi bàn luận trên báo chí, diễn đàn

• Trinh Cung và một vài người đã: nói trong Mậu thân 1968 Trinh Công Sơn bị công sản giết hụt. Ai giết hụt TCS? Hoàng phủ ngọc Tường? Hoàng Phủ Ngọc Phan? Nguyễn Đắc Xuân?

Ba tên này khi đó đang ở cánh Bắc của trận đánh Huế. Tức vùng chiến trận Quận I và Quận II. Cả ba làm gì có thì giờ để mà sang quận III, nơi TCS trú ngụ? Mà nếu có qua được Quận III chăng nữa, thì cũng chỉ để ôm nhau vui mừng, cùng hát bài, “Như có bác Hồ trong ngày vui đại thắng”. Vì TCS với bọn này “vừa là đồng chí, vừa là anh em” mà.

Khi đó là phó Trưởng ty CSĐB, và là Quận trưởng quân III, vùng TCS trú ngụ, tôi biết rõ chuyện nầy. Không có chuyện “Trinh Công Sơn bị công sản giết hụt.”

• Ngày 30/04/1975 TCS cùng gia đình đã vào Phi trưởng Tân Sơn Nhất để đi cùng Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ, nhưng TCS và gia đình đã bị ông Kỳ bỏ rơi. Lại một chuyện không đúng sự thật.

Ngày 28 tháng 4, 1975 tôi gặp TCS tại một địa điểm đã hẹn trước, tại thành phố Saigon. Tôi nói với TCS:

– Tôi là người sẽ đưa anh đi. Đã có phương tiện cho anh và gia đình. Mỗi người chỉ mang một xách tay nhỏ mà thôi.

TCS đã trả lời tôi:

– Cám ơn Liên Thành, nhưng mình quyết định ở lại. Người cần đi là Liên Thành, nên đi gấp đi.

Tôi chia tay TCS khoảng 11 giờ trưa ngày 28 tháng 4 năm 1975.

Sáng 30 tháng 4 năm 1975 khi tôi đang ở trên tàu ngoài vùng biển Vũng Tàu, thì TCS hát bài “Nối Vòng Tay Lớn” trên đài phát thanh Saigòn. TCS đón những người anh em đồng chí của TCS vào thành phố, để nối vòng tay lớn của quỷ, của lạc hậu, nghèo đói, cơ cực. Người chở TCS đến đài phát thanh Saigon sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975, ngoài Nguyễn Hữu Đống còn có Nguyễn Hữu Thái. Nguyễn Hữu Thái là tên đặc công thuộc thành ủy Saigon, thủ phạm ttrong vụ ám sát giết chết Giáo sư Nguyễn văn Bông Viện trưởng Học viên Quốc Gia Hành chánh.

Cuộc chiến đã chấm dứt hơn 34 năm qua, nhưng vòng tay của quỷ mà TCS đã mơ ước để “nối vòng tay lớn” vẫn còn siết chặt vận mệnh dân tộc. Hẳn TCS dưới suối vàng vẫn còn vui lắm, vì có nhiều người vẫn còn ngưỡng mộ bài hát “Nối Vòng Tay Lớn” này!

Cái phi lý của hồi kết thúc của cuộc chiến này, mà một người thuộc thế hệ một rưỡi như tác giả Châu An Huy Thành, trong một bài viết, đã phải ngậm ngùi:
“Kể từ ngày 30/04/1975 đến nay, trong tâm khảm của tất cả người Việt Nam đều không nguôi câu hỏi: Tại sao Miền Nam lại thua? Tại sao cái đúng lại thua cái sai? Tại sao cái ác lại thắng cái thiện? Câu hỏi này không những đối với người Việt ở Miền Nam mà còn là câu hỏi cho cả thế hệ thanh niên lớn lên sau cuộc chiến tranh trong cả nước. Và mãi mãi sẽ là câu hỏi đau thương cho lịch sử việt Nam muôn đời sau”.

Tôi đã phải cúi mặt khi đọc câu hỏi này,

Phải, đúng, thế hệ của chúng tôi đã có lỗi với quê hương, với đồng bào. Chúng tôi đã để cho “Cái đúng thua cái sai. Cái ác thắng cái thiện.”

Thế nhưng chúng tôi đã thua vì không còn súng đạn, để chống lại súng đạn của toàn bộ lực luợng CS quốc tế. Chúng tôi có lỗi, nhưng chúng tôi cũng đã tận lực.

Ai đã gây ra chuyện không còn súng đạn này? Câu trả lời là Miền Nam đã có những kẻ thờ ma CS, nối giáo cho giặc, giúp tạo ra những biến động chính trị tại Sài Gòn và tại Miền Trung. Lửa của những cuộc xuống đường, tự thiêu, đấu tranh bạo động, đã là nguyên nhân cho phong trào phản chiến quốc tế và tại Mỹ. Cuối cùng, một số kẻ phản chiến tại Mỹ trở thành những vị dân cử, nghị sĩ… thẳng tay cắt viện trợ


Monday June 1, 2009 - 07:15am (ICT)



Entry for May 31, 2009-
Đề cử bài dự thi " Phân viện báo chí và tuyên truyền.
Trên Blog NguoiBuonGio đang ra đề thi năm 2009, Phân viện báo chí và tuyên truyền:

Bạn hãy phân tích đoạn tin sau của Thông Tấn Xã Việt Nam theo Lề bên trái:

"Việt - Trung tích cực đàm phán các vấn đề trên biển..."

Thằng cha Đinh tấn Lực có bài "Phúc Trình Ngoại Giao ngày 27/5/2009" hay quá, mình định cho hắn điểm 10 chung với "Bài làm đề thi Phân Viện Báo Chí Tuyên Truyền" của tên Người Buôn Gió. Nhưng tình cờ sang trang Tạp chí Da Màu thấy có bài này còn hay hơn nữa, mình "đề cử dự thi", và cho điểm 10, còn bài của hai tên kia thì trừ đi 0,25 điểm, còn 9,75.


Bác Hồ và Trung Quốc

Nguyễn Tất Trung
SHARE THIS. add Entry({ title: "Bác Hồ và Trung Quốc", url: "http://damau.org/archives/6379" });

26.05.2009

LTS:

Theo lời tự giới thiệu của tác giả, ông là một cán bộ hơn 44 năm tuổi đảng, hiện đã về hưu và sống ẩn dật tại thành phố mang tên Bác. Điều này, tuy vậy, không giúp khẳng định được tác giả Nguyễn Tất Trung có hay không có quan hệ máu mủ gì với Nguyễn Tất Thành!


Trong mọi trường hợp, tạp chí Da Màu xin hân hạnh giới thiệu cùng bạn đọc bài “nhận định” thú vị của tác giả Nguyễn Tất Trung.

Gần đây, các thế lực thù địch của chế độ ta đã lợi dụng chủ nghĩa quốc gia cực đoan mù quáng để gây ra một phong trào chống Trung Quốc và cố tình tạo những mầm mống để suy giảm quyền lãnh đạo tối cao của Đảng và nhà nước. Để đối phó với bọn phản động, không gì hữu hiệu hơn là học tập kỹ càng lại tấm gương lịch sử của Bác Hồ vĩ đại, nhìn vào thực tại thế giới và chọn con đường đã do chính Bác di chúc lại.

Bác Hồ luôn luôn là một nhà quốc tế chủ nghĩa:

Trong suốt cuộc đời tận tụy hy sinh cho Đệ Tam Thế Giới của chủ nghĩa Cộng Sản, Bác Hồ luôn luôn đặt quyền lợi của nghĩa vụ quốc tế lên trên cái thiển cận hẹp hòi của quốc gia. Bác Hồ đã tích cực hoạt động cùng Cộng Sản Pháp để bành trướng cơ sở nơi đây, nhận huấn luyện ở Liên Xô để trở thành một cán bộ xuất sắc của Đệ Tam Quốc Tế, có mặt trong mọi chiến dịch diệt tư sản và phong kiến của Trung Quốc. Nhờ những công lao đóng góp không ngưng nghỉ này, một khi Cộng Sản Việt Nam phất cờ đứng dậy, các anh em Cộng Sản quốc tế đã sẵn sàng hỗ trợ đắc lực cho chiến thắng của chúng ta. Dù chúng ta đã hy sinh nhiều triệu người để dẹp tan bọn quốc gia miền Nam và quan thầy Pháp và Mỹ, không có Đệ Tam Quốc Tế, chúng ta đã không có ngày nay. Bác Hồ đã nhìn xa trông rộng, ngay khi còn là một thanh niên, để hiểu về yếu tố tất thắng tự nhiên của chủ nghĩa Cộng Sản theo đúng sách lược của Mác Lê. Để chủ nghĩa quốc gia bén rễ ở xứ sở này là đi ngược lại lời căn dặn của Bác Hồ. Ngay cả đồng chí Lê Duẩn cũng hiểu rõ nhiệm vụ thiêng liêng của dân tộc khi tuyên bố vào năm 1976 là “chúng ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc và chúng ta đã thành công trong việc cắm lá cờ quốc tế Mác Lê trên toàn cõi Việt Nam.”

Người Cộng Sản chân chính phải là một người của quốc tế:

Bản Tuyên Ngôn Của Cộng Sản do Mác viết vào 161 năm về trước (24.2.1848) nói rõ về mục tiêu tối hậu của mọi người cộng sản là xây dựng một xã hội vô sản chuyên chính, xóa bỏ mọi giai cấp bất công, mọi tài sản gây giàu nghèo. Tất cả đồng chí không phân biệt quốc gia chủng tộc cùng đoàn kết, dùng bạo lực để tận diệt bọn phát xít tư bản và trưởng giả.

Năm 1919, Komintern Đệ Tam Quốc Tế được thành lập để thống nhất đội binh vô sản quốc tế dưới sự chỉ huy của một bộ tư lệnh toàn quyền về cơ chế, mục tiêu và đường lối. Theo điều 17, các đảng thành phần của Đệ Tam Quốc Tế chỉ là những chi bộ của Komintern, một tổ chức quốc tế, không chấp nhận những khác biệt quốc gia. Đồng chí Lê Nin nói rõ rằng nhiệm vụ duy nhất của người cộng sản là thực hiện cách mạng vô sản quốc tế, thiết lập một Cộng Hòa Xô Viết quốc tế, và từ bỏ mọi tư tưởng cải lương, tinh thần quốc gia, cũng như chấp nhận bạo động và độc tài vô sản. Đồng chí Lê Nin còn đòi hỏi người cộng sản phải tuyệt đối tôn trọng kỷ luật vì vi phạm kỷ luật là phản bội giới công nhân vô sản.

Bác Hồ và toàn thể cán bộ lãnh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam đã xác quyết không biết bao lần về sự trung thành tuyệt đối với đường lối và mục tiêu của Đệ Tam Quốc Tế. Chủ thuyết “Tam Vô” là nền tảng căn bản của mọi suy nghĩ của người Cộng Sản chân chính: vô tổ quốc, vô gia đình, vô tôn giáo.

Nguồn cội của dân tộc Việt là Trung Quốc:

Không hiểu rõ con người cộng sản, bọn quốc gia trưởng giả đã đem lá bài chống Trung Quốc mong làm sai lạc tầm nhìn của dân tộc. Họ quên rằng nguồn gốc của dân Việt khởi thủy ở sông Dương Tử của Trung Quốc. Xét cho kỹ, chúng ta thực sự là người Hán và tổ tiên chúng ta còn Trung Quốc hơn cả những sắc dân thiểu số của Trung Quốc như người Tây Tạng, người Tân Cương, người Hồi, người Mông. Như Bác Hồ đã tuyên bố, ta và Trung Quốc như môi và răng, sông liền sông, núi liền núi, hai mà một; chúng ta là một gia đình, một đảng bộ, một chí hướng, một con đường.

Bọn quốc gia trưởng giả đem chuyện Trường Sa, Tây Sa ra để gây chia rẽ. Bọn chúng quên rằng hơn 3 ngàn năm lịch sử, Việt Nam là một phần của Trung Quốc, không chia rời. Lá rụng về cội: một ngày nào đó không xa, anh em Việt Nam và Trung Quốc sẽ lại trùng phùng và gia đình lại sum họp vui vẻ bên nhau. Chúng ta sẽ cùng nhau hãnh diện là người Trung Quốc, chia xẻ nền văn hóa Trung Quốc và sát cánh tranh đấu cho chế độ vô sản chuyên chính. Tương lai của Việt Nam là tương lai của Trung Quốc, hay ngược lại.

Bác Hồ biết rất rõ ơn nghĩa của anh em Trung Quốc:

Trong hành trình đấu tranh cho Đệ Tam Quốc Tế, không lúc nào là Bác Hồ không yêu thương Trung Quốc. Bác học tiếng Quan Thoại thật thuần thục để viết những bài thơ đầu tiên trong tù tặng anh em Trung Quốc. Bác nói rằng người anh hùng thần tượng của Bác là Bác Mao. Trong chiến tranh chống Pháp và Mỹ, Bác cư xử rất khiêm tốn lễ độ với các cố vấn Trung Quốc, và nhờ thế, Trung Quốc đã giúp chúng ta thật nhiều, từ vũ khí binh lính, đến sách lược chiến trường. Tình yêu của Bác dành cho Trung Quốc là yếu tố quyết định trong chiến thắng vĩ đại. Không có sự chỉ huy tài tình của tướng Vệ Quốc Chinh thì làm sao chúng ta có được Điện Biên Phủ trong sử sách.

Tấm gương khiêm tốn lễ độ và yêu thương của Bác Hồ với các đồng chí Trung Quốc phải được truyền rộng khắp đất nước ta để toàn dân học tập và tuân thủ. Tấm gương này sẽ xóa tan mọi hiềm khích giữa hai bên để Việt Nam chóng trở về với Trung Quốc và thực sự thành một chi bộ tốt của Đệ Tam Quốc Tế, bên cạnh người anh cả Trung Quốc. Nhà thơ Chế Lan Viên đã tỏ rõ chân lý của trí tuệ sáng ngời khi ông giáng bút:

“Bác Mao không ở đâu xa

Bác Hồ ta đó chính là Bác Mao”.

Trung Quốc sẽ là một siêu cường trong 10 năm nữa:

Nhờ cơn khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện tại, siêu cường tư bản Mỹ đã suy thoái trầm trọng, đúng như lời tiên đoán của Mác Lê. Lãnh đạo đế chế Cộng Sản mới là người anh em đồng chí Trung Quốc của ta. Nhiều nhà kinh tế đã gọi thế kỷ 21 là thế kỷ của Trung Quốc. Ngay cả Liên Xô, sau khi bị tư bản xâm chiếm, đã bắt đầu chính sách mới, trở lại với Đệ Tam Quốc Tế. Ngọn cờ đỏ của Cộng Sản sẽ tràn ngập mọi ngả đường của thế giới. Gia nhập đế chế mới của Trung Quốc là một hành động thức thời không khác gì ngày Bác Hồ qua Liên Xô năm 1920 để trở thành một cán bộ tài ba của Đệ Tam Quốc Tế.

Không những về chính trị, Trung Quốc còn có thể đem lại cho Việt Nam những no ấm về kinh tế, như đã giúp đỡ người Tây Tạng nâng cao mức sống từ năm 1952 sau khi Tây Tạng gia nhập cộng đồng Trung Quốc. Vì nghĩa vụ quốc tế, trong 10 năm trở lại đây, Trung Quốc đã đầu tư tiền và người vào biết bao dự án lớn nhỏ của Việt Nam. Mới nhất là dự án bô xít ở Tây Nguyên, nơi Trung Quốc sẽ đầu tư hơn 15 tỷ đô la Mỹ và cung cấp toàn bộ khoa học công nghệ và chuyên gia cho dự án.

Nhìn lại lịch sử Việt Nam, văn hóa Khổng Mạnh là cột trụ của xã hội, từ triều đình đến thôn xóm. Văn hóa Việt Nam thực sự không hiện hữu, mà là một cóp nhặt hoàn toàn từ Trung Quốc. Ngay cả hiện tại, dù nằm dưới ách đô hộ của Pháp Mỹ cả trăm năm qua, người Việt cũng đã biết về nguồn và mọi chương trình văn hóa nghệ thuật phổ thông đều có xuất xứ từ Trung Quốc. Những tập tục cư xử của người Việt trong xã hội hiện tại cũng rập khuôn Trung Quốc.

Tóm lại, Việt Nam thực sự là Trung Quốc về mọi mặt: chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục. Bọn quốc gia cực đoan, theo Mỹ học làm trưởng giả kiểu kinh tế thị trường, không thể biến cải định lý này. Người Cộng Sản phải vạch mặt chỉ tên những lũ phản động này. Theo gương Bác Hồ vĩ đại, người Việt phải đứng trong hàng ngũ của đế chế mới do Trung Quốc lãnh đạo. Chúng ta sẽ hãnh diện về nguồn, làm một phần không thể tách rời của văn minh Trung Quốc.

Nguyễn Tất Trung


Sunday May 31, 2009 - 05:11pm (ICT)



Entry for May 28, 2009 - Cảm thán với Nguyễn Hữu Hiền: Thu buồn


Thu


Thu đi cho lá vàng rơi rụng

Thu lại cho mầm non bừng nở

Cho cây đời rạng rỡ

Cho đất nước mầu mỡ xanh tươi

Cho niềm vui dào dạt dâng tràn.



Tiếng thu ơi

Trái tim mẹ Việt Nam

Thổn thức mong chờ

Đã 79 mùa thu trăn trở

Héo hon từng giờ...


Mẹ Việt Nam ơi

Giờ đã điểm

Dỗ giấc cho Mẹ ta an lòng nghỉ ngơi...

Buồn
, Buồn ơi! Ta xin chào mi...

Thu nay lại về

Lạ lẫm những ước mơ

Thỏa dạ mong chờ

Sau những thu dài lê thê

Trong đêm trường tăm tối


Thu nay mở lối

Nguồn cội Lạc Hồng

Minh châu trời Đông

Nước thiêng Tiên Rồng.



"Việt Nam minh châu trời đông.

Việt Nam nước thiêng tiên rồng

Non sông như gấm hoa uy linh một phương.

Xây vinh quang sáng trưng bên Thái Bình Dương.

Từ ngàn xưa tài danh lừng lẫy khắp nơi

Tiếng anh hùng tạc ghi núi sông muôn đời

Máu ai còn vương cỏ hoạ

Giục đem tấm thân trải với sơn hà.

Giơ tay cương quyết ta ôn lời thề ước

Hy sinh xương máu mong báo đền ơn nước.

Dù thân này tan tành chốn sa trường cũng cam.

Thề trọn đời trung thành với sơn hà nước Nam!"


Nhạc & lời:Hùng Lân

(Kính nhớ vong linh Thầy)

Bạn Hùng Linh! (Con Thầy Hùng Lân) Hoặc bạn nào biết HL đang ở đâu, nếu có đọc được bài này xin comment cho mình, kèm số phôn. Nhớ ngón classique "Phiên chợ Ba-Tư" ở Martin của bạn lắm, Thân!


NGUYỄN HỮU HIỀN


N gười về chưa, hồn đâu tá?

G ửi xác thân chốn trầm luân bể khổ!

U yên ương chắp cánh lồ lộ,

Y ến oanh réo rắt mặt hồ lung linh.

Ê m ả rạo rực xuân tình,

N gày qua tháng lại bình minh rạng ngời.

H ỡi ai ai hỡi nhớ lời,

Ư u tư lo lắng kịp thời qua đi.

U minh ẩn hiện tức thì.

H iền tài phơi phới xuân thì vẻ vang.

I n dấu ấn chỉ lên đàng,

ê m êm rộng mở thiên đàng là đây.

N gười người nô nức ngất ngây.

Mười ba câu chữ Hiền ơi là Hiền.


* Sau hơn một tháng, bài viết sau đây của Nguyễn Hữu Hiền vẫn không được phản hồi và giải quyết thỏa đáng Xin mạn phép anh Nguyễn Hữu Hiền đưa bài viết của anh về trang nhà và xin giữ nguyên comment của tôi mà anh đã xóa.

Trong thư phản hồi gửi cho tôi anh có viết: “… Tất cả những gì chúng ta thể hiện phải giữ đúng phẩm hạnh của con người chánh giác. Người ta sai thì mình tìm cách thức tỉnh họ…”. Tôi rất kính phục câu viết đầy Phật tánh của anh, một chuyên gia về công nghệ thông tin, bậc thầy của tôi, mà lại thông tuệ Phật pháp đến vậy. Nhưng tôi không tin là có thể thức tỉnh được họ bằng cách của anh, vì người ta không sai như anh nghĩ và một khi họ đã là người CS thì chân lý và lẽ phải thuộc về họ. Họ đã thức tỉnh từ lâu rồi, từ sau khi Liên-xô và Đông Âu sụp đổ tan tành. Chính anh mới là đối tượng mà họ cần phải làm cho tỉnh thức. Chỉ có anh, tôi và mọi người không theo đường lối của họ mới là sai. Họ bảo với anh rằng làm Kinh tế thị trường "định hướng" XHCN mà anh không nghe, anh bỏ qua cái vế thứ hai, bỏ qua cái quyền lợi phải chia chác cho họ. Hãy nhìn xem, các tập đoàn, các tổng Cty đang làm lợi cho ai? Nó chiếm tới 75% vốn của toàn xã hội, nhưng của cải tạo ra cho xã hội được bao nhiêu và lợi nhuận vào tay ai?

Tóm lại, anh đem áp dụng lối làm ăn "lạ lẫm" quá, tiến bộ quá, lợi ích cho xã hội lớn lao quá. Một cá nhân mà đòi qua mặt cả hệ thống trì trệ tham nhũng thối nát, để vươn lên thì...phải ghìm chân anh lại thôi. Họ làm gì có nhân phẩm và đức hạnh khi đối xử với anh như vậy!

Tuy nhiên, trên diễn đàn này chúng ta đang nói lên sự thật và giữ đúng phẩm hạnh của chúng ta bằng cách thức tỉnh những ai còn mơ màng ảo tưởng về CS, nhất là những người trẻ tuổi đầy nhiệt huyết, đang bị CS đồng hóa, đang bị đánh cắp phẩm hạnh vốn có (nhân chi sơ tánh bản thiện)

Anh đã từng chứng kiến bao nhiêu sự can gián thức tỉnh của hàng trăm nhân sỹ trí thức, các bậc tiền bối nặng lòng với quê hương đất nước và của hàng triệu người dân đang phải gánh chịu những bất công tủi nhục. Người CS cũng đã bỏ qua rất nhiều cơ hội thức tỉnh để quay về chánh giác, tìm lại phẩm hạnh. Nhưng họ lại thừa cơ hội để càng lún sâu vào mê lộ, càng phiêu lưu dọ dẫm trong những địa đạo tăm tối. Họ vốn là những sinh vật bản năng sống trong bóng tối, rất sợ ánh sáng mặt trời. Họ là hiện thân của loài chuột cống, loại mối mọt, loại chí rận, loại bọ hung, chỉ chuyên đục khoét, gậm nhấm, ăn tàn phá hại tất cả những gì mà nhân loại tạo dựng nên.

Hãy thức tỉnh và cảnh giác nguy cơ sụp đổ tiền đồ mà ông cha ta ngàn năm tạo dựng./.



NHÌN NHẬN VỀ VỤ OCI


TP. Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 04 năm 2009

Thông cáo báo chí của Hội Điện tử và CNTT TP. HCM

Về vấn đề tranh chấp pháp lý giữa OCI và Sở TTTT TP. HCM

Vụ tranh chấp pháp lý giữa công ty cổ phần Internet Một kết nối (OCI) và Sở Thông tin và Truyền thông TP. HCM (Sở TTTT) gần đây đã làm dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi trong giới công nghệ thông tin – viễn thông về vấn đề quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động điện thoại Internet ở Việt Nam. Vì tính chất xây dựng trong cuộc tranh luận này Hội Điện tử & Công nghệ Thông tin TP. HCM xin cung cấp thêm cho độc giả/khán-thính giả thông tin nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với hoạt động điện thoại Internet trên thế giới cùng với quan điểm của Hội về cuộc tranh chấp này.

Điện thoại Internet (VoIP) là hiện tượng tương đối mới trên thế giới. Theo định nghĩa của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) – điện thoại Internet (IP Telephony) là quá trình trao đổi thông tin chủ yếu dưới dạng tiếng nói (speech) thông qua giao thức Internet. Nói một cách đơn giản VoIP là quá trình chuyển tiếng nói của con người thành tín hiệu số, truyền dẫn tín hiệu đó qua môi trường Internet đến một địa điểm khác sau đó chuyển tín hiệu số trở lại thành âm thanh cho người nghe. Quá trình truyền dẫn tín hiệu qua lại giữa hai người sử dụng tạo nên một cuộc đàm thoại tương tự như một cuộc gọi trước đây được thực hiện giữa hai máy điện thoại truyền thống (plain old telephone set - POTS). Vì thông tin được truyền dẫn qua Internet nên yếu tố vị trí địa lý của hai bên đàm thoại càng ngày càng trở nên ít quan trọng hơn. Vì vậy VoIP giúp làm giảm chi phí đàm thoại quốc tế một cách đáng kể.

Nhờ có sự phát triển nhanh chóng của mạng Internet, sự phổ biến của máy tính cá nhân và gần đây là sự mở rộng ngày càng nhanh của băng thông Internet dịch vụ VoIP ngày càng phát triển. Theo thống kê của ITU, thời lượng đàm thoại trên toàn thế giới tăng từ 272 tỷ phút năm 2005 lên tới 313 tỷ phút năm 2006. Trong cùng thời gian đó thời lượng VoIP tăng từ 19.4% lên tới 24.2% và thời lượng điện thoại qua mạng PSTN giảm từ 80.6% xuống 75.8% tổng thời lượng đàm thoại toàn thế giới. Công nghệ VoIP cũng tiến bộ nhanh chóng, đặc biệt là thuật toán nén tín hiệu âm thanh dưới dạng số ngày càng tốt dẫn đến nhiều khi chất lượng đàm thoại qua VoIP tốt hơn chất lượng đàm thoại qua các mạng điện thoại truyền thống hoặc qua điện thoại di động. Các cuộc đàm thoại VoIP từ chỗ được thực hiện giữa hai máy tính cá nhân (pc-to-pc) trước đây dần dần được chuyển sang thực hiện giữa hai máy điện thoại (phone-to-phone). Theo dự báo của ITU số thuê bao VoIP trên thế giới (không tính đến loại hình pc-to-pc) sẽ tăng từ 47 triệu vào năm 2006 lên tới 250 triệu vào năm 2011.

Loại hình dịch vụ phone-to-phone hoặc pc-to-phone đang dần dần thay thế loại hình pc-to-pc vì sự tiện dụng của việc không cần dùng máy tính cá nhân. Công đoạn “phone-to-….” bao gồm việc một người sử dụng quay vào một số điện thoại nội hạt do nhà cung cấp dịch vụ duy trì (local access number) để truy nhập và sử dụng dịch vụ VoIP, thường được gọi là việc “khởi phát” cuộc gọi. Công đoạn “… -to-phone” bao gồm việc chuyển tiếp cuộc gọi từ môi trường Internet vào mạng điện thoại chuyển mạch công cộng (public switched telephone network - PSTN) ở các quốc gia, thường được gọi là việc “kết cuối” cuộc gọi.

Về vấn đề quản lý nhà nước bằng pháp luật mức độ quản lý đối với hoạt động dịch vụ VoIP khác nhau giữa các quốc gia. Dịch vụ VoIP được hoàn toàn tự do hóa ở 76 quốc gia bao gồm các quốc gia Bắc Mỹ (Mỹ, Canada), hầu hết các nước Châu Âu (đi đầu là Pháp, Ireland, Anh, các nước Bắc Âu), Australia và đa số các quốc gia tiến bộ ở Châu Á như Nhật bản, Hàn Quốc, Malaysia và Singapore. Dịch vụ điện thoại Internet (gồm cả phone-to-phone và kết cuối trực tiếp vào mạng PSTN) đòi hỏi giấy phép kinh doanh ở 26 quốc gia (gồm Ấn độ, Trung Quốc, Bangladesh), những giấy phép này không hạn chế chỉ cấp cho các doanh nghiệp có cơ sở hạ tầng. Trên toàn thế giới có khoảng 23 quốc gia cấm việc kết cuối cuộc gọi từ Internet vào mạng PSTN và cung cấp dịch vụ phone-to-phone khởi phát từ trong lãnh thổ của quốc gia, dành riêng quyền thực hiện dịch vụ này cho doanh nghiệp độc quyền nhà nước (incumbent). Nhóm quốc gia hạn chế hoạt động VoIP như vậy gồm có đa số các nước Châu Phi trừ Mauritus (Nigeria, Nam Phi), các nước hồi giáo (Cô Oét, Qatar, Jordan, các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất), Việt Nam, Pakistan.

Vì việc kết cuối cuộc gọi đến nhóm các quốc gia có chính sách hạn chế sự phát triển của dịch vụ VoIP nêu trên được thực hiện qua doanh nghiệp độc quyền, giá cước để kết cuối cuộc gọi từ Internet vào mạng PSTN ở các nước này do các doanh nghiệp đó quyết định. Chính sách này nhằm mục đích bảo vệ thu nhập cho các doanh nghiệp đã đầu tư vốn xây dựng cơ sở hạ tầng viễn thông cho quốc gia (thường được gọi là nhà cung cấp dịch vụ có cơ sở hạ tầng – facility based operator – FBO). Ở Việt Nam hiện nay có bảy doanh nghiệp thuộc nhóm FBO.

Ngược lại, các quốc gia tự do hóa VoIP chia đều chi phí xây dựng và thu tiền của các nhà cung cấp dịch vụ không có cơ sở hạ tầng (service based operator – SBO) đóng góp vào ngân sách xây dựng hạ tầng. Ở các quốc gia này giá cước kết cuối cuộc gọi vào mạng PSTN tùy thuộc vào cơ chế thị trường.

Trường hợp giá cước kết cuối từ Internet vào mạng PSTN ở một quốc gia cao hơn đáng kể so với cước điện thoại nội hạt sẽ có một số người cài đặt hệ thống máy tính để lén lút kết cuối cuộc gọi từ Internet vào mạng PSTN ở quốc gia đó thông qua kết nối điện thoại di động hay cố định để thu lợi từ chênh lệch giá. Việc này ở Việt Nam được gọi là hoạt động “ăn trộm cước viễn thông” và vi phạm thường bị xử lý bằng chế tài hình sự.

Hiện tượng “ăn trộm cước viễn thông” này hoàn toàn trái ngược với việc chuyển tiếp cuộc gọi từ Internet vào mạng PSTN thông qua một trong các FBO, cụ thể qua bảng so sánh dưới đây:

“Ăn trộm cước viễn thông”

Chuyển cuộc gọi qua FBO

Chỉ trả tiền cuộc gọi nội hạt

Trả tiền theo cước chính thức của FBO

Không đóng góp xây dựng hạ tầng

Gián tiếp đóng góp cho ngân sách xây dựng hạ tầng thông qua cước trả cho các FBO

Lén lút

Giao dịch thường ngày và công khai trên thị trường viễn thông quốc tế

Vi phạm hình sự với hình phạt tù

Không cần phải xin phép, được các FBO hoan nghênh

Nguồn gốc của sự khác nhau giữa các cơ chế quản lý lỏng hay chặt đối với VoIP là ở phương thức huy động vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng viễn thông ở mỗi quốc gia. Đó là chính sách của cơ quan quản lý nhà nước ở mỗi quốc gia khi phải đối mặt với nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng viễn thông vốn dĩ rất tốn kém.

Bài viết này không muốn lạm bàn về vấn đề chính sách quản lý với các hoạt động VoIP. Vấn đề cần bàn ở đây là sự khác biệt một trời một vực giữa ăn trộm cước viễn thông và giao dịch hợp pháp chuyển cuộc gọi từ Internet qua kênh chính thức là các FBO của Việt Nam. Các cuộc gọi phone-to-phone chiều từ Mỹ, Canada và Australia gọi về Việt Nam mà OCI cung cấp cho khách hàng đi du lịch, công tác ở các nước này được chuyển qua mạng Internet về tới Singapore, từ đó các cuộc gọi được chuyển qua thị trường viễn thông chính thức ở Singapore về Việt Nam thông qua các nhà cung cấp dịch vụ FBO hợp pháp của Việt Nam, cũng giống như hàng triệu cuộc gọi khác từ khắp nơi trên thế giới đổ về Việt Nam hàng ngày. Trong số hàng ngàn nhà cung cấp dịch vụ viễn thông trên thế giới cung cấp dịch vụ cho người dùng gọi về Việt Nam chỉ có một OCI là công ty của Việt Nam. Tất cả các nhà cung cấp dịch vụ này đều không cần phải xin phép bất cứ cơ quan quản lý nào ở Việt Nam để thực hiện giao dịch này, họ được hoan nghênh vì đang gián tiếp đóng góp một phần cho chi phí xây dựng hạ tầng viễn thông Việt Nam. Lý do hiển nhiên là dịch vụ của họ được thực hiện và hoàn tất ở nước ngoài, không chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam.

Nếu đứng trên quan điểm của một cơ quan quản lý nhà nước phải thúc đẩy và hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển, đặc biệt là trong việc hội nhập quốc tế theo chủ trương của Đảng và Nhà nước thì sẽ không thể nào hiểu nổi tại sao Sở TTTT vẫn cứ khăng khăng là OCI đã kinh doanh “không được phép” tại Việt Nam, áp dụng hình phạt hành chính nặng nhất bao gồm phạt tiền và tịch thu thiết bị trị giá hàng trăm ngàn đô-la. Thế mới biết cạnh tranh trên thị trường quốc tế đã khó, những doanh nghiệp như OCI hoàn toàn bất ngờ và dễ dàng rơi vào cảnh khốn đốn ngay trên sân nhà, khi gặp phải “trọng tài” nhắm mắt thổi còi, không cần biết đến luật pháp và lẽ phải. Các chuyên gia luật pháp và công nghệ viễn thông đều lắc đầu không thể nào hiểu nổi. Tại sao Sở TTTT phải dùng đến chừng ấy quyền lực hành chính để trù dập một doanh nghiệp Việt Nam triển khai kinh doanh ở nước ngoài trong khi vẫn quay về đóng góp xây dựng quê hương.

Nghiên cứu kỹ các Kết luận và Quyết định xử phạt hành chính của Sở TTTT đối với OCI thì Hội Điện tử & CNTT TpHCM không tìm thấy những căn cứ pháp luật xác đáng và thuyết phục. Các điểm này có thể kể ra như sau:

- Sở TTTT căn cứ vào thông tư số 05/2008/TT-BTTTT để qui kết rằng OCI cung cấp dịch vụ phone-to-phone chiều về Việt Nam khi chưa được phép của Bộ TTTT: nếu OCI cung cấp dịch vụ phone-to-phone được khởi phát từ trong nước, tức là cung cấp những số điện thoại nội hạt để người dùng truy cập vào sử dụng dịch vụ thì việc qui kết này là đúng; nhưng rõ ràng rằng dịch vụ phone-to-phone của OCI chỉ có thể gọi được từ Mỹ, Canada và Australia thì thông tư nói trên không thể chi phối. Trong Kết luận của Sở TTTT cũng ghi rõ dịch vụ phone-to-phone của OCI chỉ gọi được từ nước ngoài, không thể gọi được từ Việt Nam.

- Sở TTTT cho rằng OCI thiết lập hệ thống tính cước tại Việt Nam; in ấn, quảng cáo hướng dẫn sử dụng trên các thẻ trả trước của OCI về tính năng phone-to-phone là những căn cứ vi phạm nhưng không dẫn ra được bất kỳ văn bản pháp qui nào nói rằng những việc làm như trên là sở cứ để xác định một công ty cung cấp dịch vụ phone-to-phone.

Trong thời đại Internet, để cung cấp dịch vụ phone-to-phone từ nước ngoài về Việt Nam thì OCI hoàn toàn có thể thiết lập hệ thống tính cước nằm ngoài Việt Nam, việc OCI đặt nó trong nước sẽ tăng thêm nguồn thu trong nước thay vì phải trả tiền ra ngoài. Trên thực tế hiện nay có một số doanh nghiệp CNTT của Việt Nam làm dịch vụ outsource cho các công ty viễn thông nước ngoài để quản lý những hệ thống tính cước cho các công ty này nhưng đặt tại Việt Nam. Với lập luận của Sở TTTT thì các doanh nghiệp làm outsoucre này đều vi phạm, trong khi đó loại hình này đang được khuyến khích bởi Chính phủ để phát triển ngành công nghiệp CNTT của Việt Nam.

Cũng không có bất cứ qui định nào cấm các công ty của Việt Nam quảng cáo ở trong nước về tính năng nổi trội của các sản phẩm/dịch vụ của mình phát hành ở nước ngoài. Chúng ta vẫn thấy các công ty nước ngoài quảng cáo ở Việt Nam về những sản phẩm của họ ở nước ngoài và không bị bất kỳ chế tài nào của pháp luật Việt Nam. Do vậy việc OCI quảng cáo tính năng phone-to-phone gọi từ Mỹ, Canada, Australia trên các thẻ trả trước mà họ phát hành trong nước cho khách hàng sử dụng dịch vụ pc-to-phone là chẳng có gì sai trái.

Trong những phát biểu trên báo chí, Sở TTTT còn đặt nghi vấn rằng OCI chuyển lưu lượng trái phép về Việt Nam và có thể bị xử lý hình sự hoặc “công an sẽ vào cuộc”. Hội Điện tử & CNTT TpHCM cho rằng đây là một cách thông tin lập lờ và thiếu trách nhiệm, gây hiểu lầm rằng OCI “ăn trộm cước viễn thông”. Muốn chứng minh được ai trộm cước viễn thông thì phải chỉ ra được người đó có kết nối trực tiếp vào mạng điện thoại chuyển mạch công cộng (PSTN). Các tài liệu về việc thanh tra OCI được công bố khẳng định không có những kết nối như vậy. Thiết nghĩ, một cơ quan quản lý nhà nước nắm trong tay quyền hạn và các công cụ hành chính của Nhà nước giao, sau khi đã tiến hành thanh tra một doanh nghiệp thì phải khẳng định được một cách rõ ràng và có bằng chứng thuyết phục là doanh nghiệp đó có phạm tội hay không; chứ không phải là những kết luận mang tính nghi ngờ rồi công bố cho báo chí. Thanh tra là một công việc làm mất nhiều thời gian của doanh nghiệp, một khi đã phải thực hiện vì trách nhiệm quản lý nhà nước thì đơn vị thanh tra phải qua đó làm sáng tỏ vấn đề trên cơ sở của luật pháp. Việc tiêu tốn thời gian của Nhà nước và của doanh nghiệp nhưng vẫn không đưa ra được sự khẳng định chắc chắn và rõ ràng là việc làm gây ra những hậu quả xấu cho nền kinh tế và những bức xúc trong xã hội.

Chúng tôi rất lấy làm tiếc rằng: vụ OCI hiện nay đã vượt quá xa với bản chất vốn có của nó. Chúng tôi cũng hoàn toàn có thể tiên lượng được những hậu quả xấu đã và sẽ xảy ra mà mức độ ảnh hưởng của nó đang phụ thuộc vào những cơ quan và cá nhân có trách nhiệm. Dẫu biết rằng “tồn tại xã hội luôn kiềm hãm những nhân tố mới thúc đẩy sự phát triển của xã hội”; nhưng vẫn muốn kêu gọi những lương tâm lạc loài còn ngự trị trong tồn tại của xã hội hãy thức tỉnh và nhường chỗ cho nhân tố mới xuất hiện thúc đẩy phát triển xã hội Việt Nam chúng ta tiến lên sánh vai cùng bè bạn khắp Năm châu – Bốn biển.

Cần trao đổi chi tiết, liên hệ: 0903802379 hoặc E-mail:hhien@ssp.com.vn



CHỦ TỊCH HỘI ĐIỆN TỬ & CNTT TPHCM

NGUYỄN HỮU HIỀN

Monday April 13, 2009 - 09:33pm (PDT)



Comments (24 ý kiến đã đăng, nhưng thiếu cái dưới đây vì bị anh Hiền đì...lít)


Gõ kiến: Giám đốc Sở 4T HCM tên LMH là “thái tử” của “thái thượng hoàng” LĐA (?) Thật à! Con hơn cha nhà…vô phúc! Bố mù có một, con mù cả hai, không hơn là gì?

Có những kẻ mù thật nhưng sáng lòng sáng dạ, còn có những kẻ mắt trơ mày tráo, thao láo như mù dở, có thấy gì đâu? Lại là Tiến sĩ (hay là “Tiền sĩ”!?) Nghĩa là trước khi có Tiến sỹ thì phải có tiền trước đã, thì làm sao "Hữu Hiền...sĩ" chơi lại "Hà Hiếp...sĩ" cho được?

Hiền ơi là hiền,

ai bảo Hữu Hiền,

cho thằng Hà nó hiếp?

Hà ơi là Hà,

Cũng con cái nhà,

Danh gia vọng tộc:

"Mắt mở mắt nhắm",

khỏi ngắm cũng tin!

Nhưng xin đừng tìm

Mấy thằng có tâm

Có tầm với Nước,

Mong ước quê hương

Đẹp giàu thịnh vượng.

Có giỏi thì ngắm

Mấy thằng Tàu đỏ

Làm cỏ Tây nguyên.

Mấy đứa chuyên quyền

Tự tung tự tác.

Những quân hung ác,

Lòng thú dạ lang.

Những quân tham tàn,

Bán làng bán biển,

Bán Quê hương bản quán,

Bán cả lương tri nhân loại!

Một lũ vô loài,

Nhân loại đời đời nguyền rủa…

Friday May 22, 2009 - 06:01pm (ICT)



Friday May 29, 2009 - 06:04am (ICT)