Chủ Nhật, 27 tháng 9, 2009

Chuyên gia nói nhảm: Quán triệt, quán triệt! Thập lục kim từ! Four good! Hảo lớ, hảo lớ!

Khi hay tin Sáu Lục Six đi Mỹ, tôi hồi hộp muốn chết! Chỉ sợ ổng lại làm trò cười cho thiên hạ.
Y như rằng: Tụi phóng viên AP chụp ngài ngồi trên một cái "ngai", đằng sau có lính hầu, kế bên có người sẵn sàng đưa tay đỡ! Sự thỏa mãn trơ trẽn, lố bịch, lộ rõ trên nét mặt "ngài" chủ tịch.

Tôi nhớ lần trước được TT Bush tiếp tại Nhà Trắng,
Sáu Lục Six bi bô đáp lời TT bằng những lời lẽ nhàm chán, sáo rỗng và trơ trẽn, bào chữa cho việc vi phạm nhân quyền, khiến ông Bush quay sang "nháy mắt" với nhóm phóng viên đang thâu hình. Cảnh đó chưa đầy một giây cũng đủ nói lên sự xem thường, khinh miệt, diễu cợt của ông chủ Nhà Trắng đến độ nào!

Sau đó, khi trả lời phỏng vấn của của hãng truyền hình CNN khi họ trưng ra bằng chứng vi phạm nhân quyền với tấm hình bịt miệng Cha Lý,
Sáu Lục Six nói không biết ngượng: "Tại ổng chửi bới, la làng, xô bàn, đạp ghế chứ bộ!... Và vì thế, hơn ai hết, chúng tôi yêu nhân quyền, chúng tôi tôn trọng nhân quyền. Có thể anh không thể thực sự hiểu hay cảm nhận chúng tôi đề cao nhân quyền đến mức nào" (!) Hơ hơ! Phiên tòa xử Cha Lý mặc dầu không dám cho các PV chứng kiến tận mắt, nhưng có truyền hình trực tiếp, mọi diễn biến của phiên tòa đều được các PV theo dõi chặt chẽ và họ hiểu nguyên do vì sao CA chìm phải bịt miệng Cha Lý: Một phiên tòa chỉ có người kết tội mà không có LS bào chữa! Tôi chắc chắn rằng ngài CT nước không hiểu thế nào là nhân quyền và có lẽ chưa từng học qua bản tuyên ngôn QT về nhân quyền?!

Cũng trong buổi phỏng vấn đó, khi PV CNN hỏi "shock": Trước đây, Ngài có bao giờ nghĩ Ngài sẽ là Chủ tịch nước đến Mỹ và được đón nồng nhiệt như thế này ? -
Sáu Lục Six : "Chưa bao giờ tôi nghĩ đến, cả với tư cách là một công dân bình thường... Tôi và Tổng thống đều rất hài lòng" (giũ chân ăn mày trèo đèo mâm son!)
- PV : Khi Ngài gặp Tổng thống ở Phòng Bầu dục, có lúc nào Ngài phải tự nhắm mắt tin rằng đây không phải là giấc mơ? (cấu tay biết đau sững sờ!)
-
Sáu Lục Six : Đây là chuyến thăm lịch sử không phải giấc mơ, vì chuyến thăm này đã được chuẩn bị từ lâu rồi, không phải đột biến gì.

Ở nhà thì hùng hổ tuyên bố: "Bỏ điều 4 là tự sát!", sang nhà người ta thì chối cãi quanh co. Việc nhà thì nhác, việc chú bác thì siêng! Hoàng sa, Trường sa, thác Bản Giốc, ải Nam Quan, Tây Nguyên, ngư dân bị bắt nạt không dám hó hé nửa lời. Có dịp "méc" cho toàn thế giới biết thực trạng bị TQ ăn hiếp mà không dám. Lại lôi thằng ranh con Cu ba cu mạ bằng quả ớt tiêu, có mỗi điếu xì-gà cắm lỗ đít, đòi bỏ cấm vận cho nó!
Chắc trước khi lên đường, thằng đàn anh lưu manh đã căn dặn sang đấy liệu mà giữ lời, chỉ được nói chuyện vô thưởng vô phạt, ấm ớ hội tề, nói hươu nói vượn... thì được, chứ nếu lôi tao ra thì... liệu hồn! Thằng đàn em mặt xanh như đít nhái, khúm núm vái như tế sao: Quán triệt quán triệt! Thập lục kim từ! Four good! Hảo lớ hảo lớ!

Đúng là anh Sáu lục six, chuyên gia nói nhảm, không lẫn vào đâu được, Hêhêhê!!!

Ai lên xứ Hoa Đào?

Bữa cơm thân mật được nhà hiếu chuẩn bị sẵn để khoản đãi thân bằng quyến thuộc sau khi tiễn đưa linh cữu bà cố Théresa về nơi an nghỉ cuối cùng. Chúng tôi nhanh chóng dùng bữa để kịp về SG. Nghĩ đến con đường 20 kinh hoàng sắp phải đi qua mà phát khiếp!
Một vị khách có vẻ là chức sắc địa phương ngồi cùng bàn hỏi thăm, như thể điều tra chúng tôi từ đâu đến, quan hệ thế nào với Cha Hùng. Bạn tôi trả lời rằng chúng tôi học với nhau từ khi còn tắm truồng ở trường An Lạc do LM Gioan Baotixita Trần Ngũ Nhạc làm hiệu trưởng (Cha Nhạc cũng là một nhân vật đầu não dẫn dắt giáo dân Phát Diệm Bùi Chu di cư vào Nam chạy trốn VMCS. Cha Nhạc đồng thời là thư ký riêng cho Đức Giám Mục Thadéo Lê Hữu Từ, nhân vật từng được HCM vời ra làm cố vấn về Tôn giáo, cùng với cố vấn Bảo Đại và một vài nhân vật quan trọng khác. HCM từng ăn cùng mâm, từng "gác chân lên nhau"
với GM LHT như hai người bạn thân thiết, cứ như Bàng Quyên Tôn Tẫn(!), để bàn về quốc kế dân sinh. GMLHT đã từng được HCM thủ thỉ những lời đường mật để qua Ngài lôi kéo giáo dân theo CS. Nhưng càng ngày Ngài càng nhận ra bộ mặt thật của HCM, càng lúc càng ghê sợ con cáo đội lốt cừu đang âm thầm rón rén trà trộn vào hàng ngũ đàn chiên CG, chực chờ ra tay cắn xé. Càng lúc Ngài càng nhìn ra cái cốt lõi Chủ nghĩa CS được che đậy khéo léo dưới bộ mặt giả nhân giả nghĩa Chủ nghĩa Dân tộc của HCM. Ngài đã vạch trần bộ mặt nham hiểm ấy của CS trong thư luân lưu số 39 ngày 14 tháng 04 năm 1949: "Bàn về Vấn đề Cộng Sản", gửi các cha xứ, các "người nhà Đức Chúa Lời" (nhà dòng) và anh chị em giáo hữu địa phận Phát Diệm, Bùi Chu. (http://d.yimg.com/kq/groups/2476050/687924681/name/VanDeCongsan.pdf).

Không khí bữa cơm càng lúc càng thân mật hơn với những câu chuyện vui về một thời đã qua. Tôi tranh thủ chuyển đề tài sang ông
Ông Đáng, làm việc ở xã Bảo Lâm
- Từ đây tới Tân Rai gần không anh?  
- Chỉ độ bốn năm cây số. 
- Anh đã vào bao giờ chưa? 
- Có, đi kiểm tra cùng với xã. Tôi buột miệng: Kiểm tra gì vậy anh? 
- Ờ..cũng có một vài xích mích giữa dân địa phương với công nhân TQ. 
- Xích mích thế nào hở anh? Ông Đáng hơi do dự: 
- ..Thì đại khái cũng chuyện rượu chè, trai gái... Bọn Tàu này lôi thôi lắm! Anh Bảo, em rể Cha Hùng xen chuyện: 
- Úi giời! cái lũ TQ này ăn uống bẩn thỉu keo kiệt lắm, 4 thằng uống chung một ly nước mía, xong đổ nước trà vào uống tiếp cho đến lúc tan hết đá mới thôi. Chúng nó mua hàng trả giá từng đồng từng cắc, mấy bà bán hàng hôm nào gặp bọn Tàu ghé hàng thì coi như buổi chợ ế ẩm suốt ngày, thành ra gặp chúng nó là các bà xua tay đuổi như đuổi tà. Mà chúng nó lì lợm lắm cơ! Xí xô xí xào ngậu xị có ai hiểu gì đâu, cứ ra dấu với nhau, hiểu thì hiểu mà không hiểu thì văng tục! Xem dáng vẻ bọn nó hãi lắm, thằng nào thằng nấy ăn mặc lôi thôi lếch thếch, cạo đầu đinh, phanh ngực trần để lộ hình xâm phát khiếp...y như bọn tù phát vãng! Tôi đế vào: Có thấy đứa nào có đuôi sam không? Anh Bảo nhăn mặt phẩy mũi: Chúng nó chấy rận đầy người, ghẻ lở như hủi, đầu cạo trọc thế mà còn...như cơm cháy, để đuôi sam nữa thì bố ai dám chứa? Tôi bảo: Ghẻ tầu mà lị..! Thế mà vẫn chứa đấy thôi, mà còn rước chúng nó vào hẳn hoi đấy nhá! Anh Bảo hạ giọng thì thầm vào tai tôi: Anh không biết đâu, bọn Tầu chúng nó bí mật lắm, cứ là thậm thà thậm thụt như buôn bạc giả ấy! - Là sao? - Chúng nó tập trung ở trong doanh trại, hàng rào bao bọc xung quanh, có người nhìn thấy hàng ngày chúng tập võ, múa gươm, chạy nhảy vượt chướng ngại vật y như bộ đội. - Chúng là công nhân mà! - Người ta đồn tụi nó đi nghĩa vụ quân sự, sang VN làm công nhân, nước sông công lính mà anh! Chúng đang khoan rất nhiều giếng sâu dưới lòng đất, đường kính rộng khoảng 1 sải tay. Tôi tiếp lời: - Rồi đào những đường xiên ngang để đưa đất đá lên lọc rửa. - Sao anh biết? - Thì qui trình khai thác quặng bô-xít cũng giống như khai thác than đá vậy mà - Bảo gật gù: mà bô-xít là gì hở anh? Tôi giải thích: Đó là những tinh thể alumin, chất tạo ra nhôm, nằm lẫn trong đất đỏ bazan. Người ta dùng nước để hòa tan đất đỏ ấy, lắng lọc để tách lấy Alumin, vì vậy phải cần rất nhiều nước, điện, các chất hóa học phụ gia như xút (hydroxyd natri/NaOH). Sau khi lấy được alumin, phần còn lại là bùn đỏ chứa các chất độc hại, phải đem chôn sâu trong lòng đất, vì thế nó sẽ ngấm vào các mạch nước ngầm, hoặc tràn lan trên mặt đất nếu có mưa lũ. Hậu quả là khi bùn đỏ khô đi, bay lơ lửng trong không khí, khi hít phải bụi sẽ dính vào hốc phổi làm cho những tế bào ở đó chết đi sinh ra bệnh Silicosis mà thời pháp thuộc, dân quê đồng bằng Bắc bộ tưởng nhầm là bệnh lao khi đi làm phu ở các mỏ than Quảng Ninh và bị mắc bệnh này. Một khi ô nhiễm như vậy rồi thì đất sẽ trở nên vô sinh không còn cây cỏ nào mọc ở đó được nữa và nếu có thảo mộc mọc được thì cây cỏ bị nhiễm độc và, theo chuỗi thực phẩm, con người cũng bị nhiễm lây (Vietsciences/Đặng Đình Cung/17-05-2009). Anh Bảo há hốc mồm, trợn mắt làm dấu Thánh giá: Giêsuma lậy Chúa tôi! Thế thì làm sao mà sống? Thế nhà nước có biết không? - Nhà nước biết rất rõ, nhưng nhà nước hết tiền rồi, phải bán mỏ bô-xít cho Tầu để trang trải các khoản chi tiêu, nếu không thì sụp đổ. - Thế tiền dân đóng thuế đi đâu cả? Tôi nhìn sang ông Đáng định bảo: Đi vào túi các ông này chứ vào đâu. Nhưng kịp lái chung chung: vào túi tham nhũng! Ông Đáng lờ đi, xen vào: BL sau này sẽ là TP loại 3, có bệnh viện với đầy đủ các trang thiết bị hiện đại; Có trường đại học cho con em khỏi phải về các thành phố lớn khác; Có đường xe lửa và đường quốc lộ nối thẳng xuống bờ biển...- Để làm gì anh? Tôi nắm ngay cơ hội khai thác tin tức từ "ông kẹ" địa phương này. Ông Đáng mù mờ: Ờ thì lên tp loại 3 phải thế chứ! Tôi dồn: Tiền đâu mà làm? Ông Đáng trả lời không đắn đo: Tiền do TQ tài trợ, họ đang đầu tư cơ sở vật chất cho Bảo Lộc, Lâm Đồng... - Đổi lại bằng gì? Tôi nhấn tới. - Ờ...Vì đây là "chủ trương lớn" của nhà nước, chúng tôi chỉ biết thế thôi. Tôi nhấn mạnh từng chữ: NN đang bán Lâm Đồng, Bảo Lộc cho TQ để nó khai thác bô-xít! Không chỉ có bô-xít, đằng sau cái tưởng như vô hại đó còn là plutonium, nguyên liệu chính để chế tạo bom nguyên tử và đem quân vào Tây Nguyên, án ngữ ngay ngã ba biên giới Việt-Miên-Lào. Ý đồ thâm độc của bọn Tầu là nắm lấy xương sống toàn vùng Đông Dương làm bàn đạp thôn tính toàn bộ các nước ĐNÁ, dọn đường thông thoáng nối với vùng TNÁ, khống chế biển Đông, khai thác tài nguyên khoáng sản, phục vụ cho mộng ước bá chủ toàn cầu. Bô-xít chỉ là cái cớ vì chính ông thứ trưởng bộ công nghiệp đã tính ra rằng khai thác bô-xít là 5 ăn 5 thua! Mấy cái đường quốc lộ và thiết lộ mà anh vừa nói là để vận chuyển alumin xuống biển đưa về TQ để chế tạo vũ khí đánh lại dân mình, chứ bọn Tầu chẳng tử tế gì như anh tưởng đâu!". Ông Đáng ngẩn người trố mắt nhìn tôi. Nếu không phải tại nhà Cha Hùng thì dám hắn điệu tôi về xã hỏi cung mất! Ra ngoài ai cũng trách tôi nói làm gì, đàn gẩy tai trâu. Nói cho sướng miệng lỡ nó bắt thì ai chở chúng tớ về!?
Tôi chưa kịp nói thêm cho mấy tay cán ngố đầu đất biết thêm rằng, cái xương sống Tây Nguyên mà vào tháng 04 năm 75, TT Thiệu đã chơi ván bài "tháu cáy" với Mỹ - Bỏ Tây nguyên, giữ đồng bằng: Nếu "mày" còn muốn "tao" ngăn chặn CS xích hóa Đông Dương thì phải đổ tiền vào viện trợ để tao đánh tiếp ngay lập tức, bằng không, coi như mất nước! Không thể trách TT Thiệu được, Trong khi Nga xô, Tầu phù và các nước Đông Âu dồn viện trợ vũ khí tối đa cho Bắc Việt, thì Quốc hội và chính phủ Mỹ lại cắt giảm toàn bộ khiến ông đành bó tay!
"Còn nước là còn tất cả. Mất nước là mất tất cả". Đúng như lời ông từng tuyên bố. Các cán ngố CS cứ tưởng bở là Mỹ Ngụy thua chạy vãi cứt vãi đái! Cứ tự sướng tung hê đánh thắng 2 đế quốc to, Mỹ cút Ngụy nhào! Đấy nó bỏ lại tất cả cho chúng mày xơi đấy, để toàn dân nhìn rõ bộ mặt thật phản trắc của chúng mày. Vì nó buộc phải để dân tộc này sống chung với chúng mày thì người dân mới chịu mở mắt ra phân biệt rõ trắng đen. Cái ông tướng độc nhãn Do Thái Moshe Dayan đã chả từng nói khi thăm cổ thành Quảng Trị tan hoang đổ nát vào mùa hè đỏ lửa 72 rằng: "Muốn thắng CS thì phải để CS thắng" đấy sao! Nếu chúng mày cam tâm làm nô lệ cho thằng Tầu một lần nữa, cõng rắn cắn gà nhà một lần nữa thì để xem dân tộc này có để yên cho chúng mày hay không? Chúng mày chỉ lo bảo vệ cái ý thức hệ CS vô thần, vô gia đình, vô tổ quốc và thu vén cá nhân, chứ có bảo vệ dân tộc này khỏi ách "thống trị tưởng tượng" nào đâu? Cái ách thống trị thực sự nằm ở ngay trong những cái đầu chứa đầy chất thải của chúng mày.
Cái "chủ trương lớn" mà NTD từng tuyên bố và ra lệnh thi hành ngay, bất chấp sự phản đối của các Nhân sỹ Trí thức, các Học giả có tâm huyết với tiền đồ dân tộc và nhất là của vị "Khai quốc công thần" Đại tướng Võ Nguyên Giáp, cùng với hàng triệu blogger trong và ngoài nước, cùng toàn thể người dân quan tâm đến sự sống còn của dân tộc. Gần đây LS Cù Huy Hà Vũ đã đâm đơn kiện "quý ngài NTD bất khả xâm phạm" vì đã ra "quyết định trái pháp luật" (Quyết định số 207/2007/QĐ/TTg Phê duyệt quy hoạch phân vùng thăm dò khai thác, chế biến, sử dụng quặng bauxite giai đoạn 2007-2015 có xét đến 2025). Tòa con đẩy lên tòa mẹ, tòa mẹ trả lời "dứ dứ" vào mặt CHHV: Chẳng có quy định nào cho phép tao thụ lý HS của mày, thế nên mày đem về mà chùi đít! CHHV cũng chẳng vừa: Tao gửi bằng đường công văn thì cũng phải trả lời tao hệt như thế, đóng cái "củ thìu biu" tròn tròn của chúng mày vào đấy thì bố mày mới nhận.
Có mà kiện củ khoai!

Trong lúc lái xe trở về tôi cứ mãi phân vân lo lắng, dân mình chẳng hiểu gì cả, những nông dân hiền lành chất phác, ngoan đạo, kính Chúa yêu người
vẫn cứ vô tư sống chung với giặc ngay trong nhà mình. Nhưng tôi không thể suy nghĩ thêm về họ, đã ra đến QL 20 kinh hoàng! Giữa trưa nắng chang chang, từng lớp mặt đường bong tróc phô bày toàn đá dăm đá cuội lổn nhổn lào xào dưới gầm xe, bụi tung lên mù mịt phủ một lớp mờ trên kính chắn, cứ phải gạt xóa liên tục mới thấy đường mà chạy, ban ngày mà phải mở đèn và đánh signal để xe ngược chiều thấy mà tránh!
Đèo BL ban ngày càng kinh hãi hơn, không một mét đường nào còn nguyên vẹn. sóng trâu, ổ gà nhấp nhô, nước mưa đọng vũng, không có chỗ khô ráo để có thể gác một chân bánh xe, đành phải liều cho xe bò thật chậm để vượt qua, gầm xe va quẹt đứt ruột! Sợ nhất là gặp phải mấy ông container dài lằng ngoằng, chiếm đến 2/3 mặt đường cứ lừng lững bò chậm rãi ngất ngưởng. Chỉ có mấy thằng tốc hành quen đường mới có can đảm vượt qua, và tôi cũng liều bám theo đuôi chúng.
Đến một trạm thu phí, đưa tiền ra mua vé, bị thằng ôn con ngồi trong lồng cu phán: lui lại mua vé ông ơi! Tôi bực mình văng tục: Bán thì bán mẹ nó một chỗ, thằng bán thằng xé! Đường xá thế này mà bán vé cái cục cứt! Thằng ôn con không có vẻ gì là giận dữ, trả lời tỉnh bơ: Thế mới có tiền làm đường chứ chú! Bạn tôi nhẩy xuống quay lại mua vé, mấy chiếc xe sau bị vướng không qua được bóp kèn inh ỏi. Tôi càng sốt ruột sả vào mặt tên ngồi trong lồng cu: Người ta bỏ tiền ra mua đường tốt chứ ai lại mua thứ đường thổ tả như thế này! Nó vẫn lơ đễnh nhìn đoàn xe dồn cục tăng dần, có lẽ chúng nó nghe chửi bới hàng ngày đâm lờn. Mà quả thật làm sao người ta có thể trơ trẽn, đành đoạn thu phí cầu đường tan nát như đường làng đường ruộng như thế này hở trời?!
Mất đứt 2 giờ vượt đèo. Tôi cho xe vào trạm xăng nghỉ ngơi nhắm mắt chút đỉnh. Bên tai loáng thoáng nghe người bán xăng than: Đường thế này khách du lịch không dám đi Đalat nữa, ế quá các chú ơi! Ông Chiến bạn tôi pha trò: Sao anh không ra ngoài tay ngoắc tay mời vào như ở các quán cơm ấy! Anh ta cười ruồi: Chỉ mong các xe quen vào đổ, nhưng họ không có khách mình cũng chết. Tiền thuế cầu đường đánh trên xăng dầu mỗi lít 1000đ, lại còn 3 trạm thu phí mỗi ngày thu hàng tỉ nữa không biết đi đâu??

Chúng tôi tiếp tục hành trình, trên đường từng tốp công nhân đang đổ từng ki đất vào những ổ gà, đất đen chứ không phải đất vàng nhá! Chắc không kịp lấy đất từ núi về, bèn phải xúc đất từ dưới ruộng lên xe công nông chạy đi rải, xe ủi cán qua thế là xong! Những đoạn gần thị trấn thì còn thấy vá bằng nhựa đường hẳn hoi, xa khỏi một tí thì chỉ vá bằng đất!
Tôi nhớ không lầm thì QL 20 này mới làm lại chưa quá 10 năm mà sao nhanh chóng xuống cấp bệ rạc thế này. Mọi người trên xe bàn luận xung quanh việc bọn CS này tham nhũng, ăn chặn ăn bớt tiền thuế của dân bằng đủ mọi cách ra sao. Ai cũng có vài ví dụ điển hình kể cho nhau nghe. Xe con 7 chỗ của tôi có 7 cái loa chửi rủa CS, xe 50 chỗ là 50 cái loa, hàng ngàn hàng vạn đủ mọi loại xe là ngần ấy cái loa tuyên truyền chửi rủa CS. Ấy thế mà càng chửi chúng nó càng sống nhăn răng! Bọn quỷ ma ma bắt, yêu tinh này sống dai như đỉa đói! Trời Phật, Thánh Thần đi vắng đâu cả rồi? Bà Chi tự nhiên cất lời hát có từ khi chúng tôi còn trong hội Thiếu Nhi Thánh Thể:
Mẹ ơi đoái thương xem nước VN,
Trời u ám chiến tranh điêu tàn... Cả bọn đồng ca:
Mẹ hãy giơ tay ban phúc bình an
Nước VN qua phút nguy nan..(3 lần).

Cả bọn vỗ tay cười đùa như trẻ con, nhờ thế mà tôi hết buồn ngủ, lái về SG an toàn...

Kỷ niệm ngày đưa tang mẹ LM Nguyễn Thái Hùng

Tang lễ Bà Cố Théresa, mẹ bạn tôi.

Sáu giờ động quan, theo quan tài bà cố đến nhà thờ Thánh Mẫu. Đúng 7g, cử hành thánh lễ đồng tế do một vị Giám mục địa phận Xuân lộc chủ tế, các cha địa phương và ông LM bạn tôi từ bên Mỹ về trợ tế, diễn ra long trọng và hết sức cảm động với bài giảng chia tay mẹ của bạn tôi.

Cha Hùng giảng về cái chết và sự sống lại, như một sự thanh tẩy để đưa còn người về cõi vĩnh hằng: Thiên Chúa tạo ra con người từ cát bụi, thổi hơi thở của Ngài vào thân xác đó, ban cho nó sự sống. Thân xác hữu hình đó chứa đựng hơi thở của TC, hơi thở đó chính là linh hồn vô hình, vô minh, vô ảnh, bất diệt. Cái chết là sự kết thúc của thể xác, trả nó về cát bụi nơi mà nó đã từng là. Thiên Chúa chỉ "lấy lại" hơi thở của Ngài, lấy lại "cái" linh hồn mà Ngài đã giao phó cho thế gian mà thôi. Cái chết là sự giải thoát cho linh hồn tìm về nguồn cội, về với TC, với những điều răn dạy của người: "Ai theo ta thì dù có chết cũng sẽ được sống lại. Kẻ nào sống mà tin ta thì sẽ không phải chết đời đời!"

"Đúng 100 ngày trước đây, con đã trở về làm lễ mở tay tại ngay chính bàn thờ này. Chính con đã trao Mình Thánh Chúa cho mẹ đón nhận vào lòng. Mẹ đã chứng kiến thành quả mà Chúa giao phó. Mẹ ơi, mẹ sinh ra thân xác này, nuôi nấng dạy dỗ con nên người, với bản tánh loài người, con vô cùng mang ơn mẹ. Mẹ đã thuận theo ý muốn của Chúa, giao linh hồn và thể xác con cho Chúa, để con nên một tông đồ, thành mục tử chăn dắt đàn chiên của Ngài...Với bản tính TC, mẹ đã hoàn thành sứ mệnh. Giờ đây, Chúa đón Mẹ về, đón linh hồn chị em của con về trước. Con còn phải làm xong sứ mệnh được giao và cũng sẽ đoàn tụ với linh hồn mẹ trong nước Chúa. Mẹ hãy cầu bầu cho con và tất cả những anh chị em còn ở thế gian này cùng chung hưởng phúc bên Chúa...

Sứ mệnh của Cha Hùng là đi gặt hái những gì mà TC đã gieo trên cánh đồng trần gian. Những linh hồn mồ côi lưu lạc khắp nơi mà Cha phải tìm kiếm. Dù bị bách hại và chèn ép đến đâu, chắc chắn đàn chiên TC và mùa màng bội thu của Ngài vẫn sẽ được các mục tử miệt mài chăn dắt và thu hoạch vào bồ nước trời.

Bố mẹ Cha Hùng cùng với hàng triệu dân Công Giáo miền Bắc, đã phải từ bỏ ruộng vườn, nhà cửa, quê cha đất tổ, di cư vào Nam lánh nạn CS. Phát Diệm, Ninh Bình nơi có một nhà thờ hoàn toàn bằng đá, do chính một vị LM An Nam dựng lên, là quê hương của họ. (Không hiểu bằng cách nào mà LM Trần Lục đã có thể điều động giáo dân tham gia vận chuyển đá từ nơi khác về để tạo nên một kiến trúc độc đáo của người CGVN như thế này: http://vietcatholic.net/News/Html/41635.htm

Cha Hùng đi tu từ khi mới 12 tuổi, là một người bạn học cùng lớp với tôi, tuy Cha lớn hơn tôi 2 tuổi. Cha đã phải bỏ học 2 năm để ở nhà phụ bố mẹ làm rẫy nuôi các em ăn học. Vì ơn kêu gọi, Cha phải bỏ bố mẹ và các em ở lại BL để về SG đi tu. Sau khi miền Nam rơi vào tay CS, Cha không còn được tu nữa, nhà dòng đóng cửa. lại trở về BL giúp xứ, nhưng không thể trở thành LM được. Trường học của GX trở thành trường quốc doanh. Cha phải tìm cách vượt biên, được định cư bên Đức hơn 10 năm. Xã hội Đức không được cởi mở với tính cách bảo thủ vẫn còn nặng nề của châu Âu, Cha vẫn không thể trở thành LM. Sau cùng Cha gặp một LM người Mỹ sang thăm viếng GHCG Đức, với nguyện vọng tha thiết trở thành một LM, vị LM người kia đã đón Cha sang Mỹ...

Với niềm tin cậy vô bờ bến vào Chúa, Cha đã chịu đựng sự phân biệt đối xử, chịu đựng sự ly gián của CS, cách ly Cha với đàn chiên của người. Cha đã phải tìm kiếm Chúa từ nơi xa lạ. Có lẽ cũng do ý muốn thử thách đó của Chúa mà LM Phê-Rô Nguyễn Thái Hùng trở về quê hương làm lễ mở tay đã được toàn giáo xứ Thánh Mẫu, đại diện Giáo Phận Xuân Lộc nghinh đón trọng thị...

Trên gác đàn vọng vang tiếng hát thiết tha lời cầu nguyện, hòa cùng với tâm sự của Cha Hùng, cùng với mọi người có mặt hôm nay:

"Lạy Chúa từ nhân,
xin cho con biết mến yêu và phụng sự Chúa trong mọi người.
Lạy Chúa,
xin hãy dùng con như khí cụ bình an của Chúa.
Để con đem yêu thương vào nơi oán thù,
đem thứ tha vào nơi lăng nhục,
đem an hòa vào nơi tranh chấp,
đem chân lý vào chốn lỗi lầm.
Để con đem tin kính vào nơi nghi nan,
chiếu trông cậy vào nơi thất vọng.
Để con dọi ánh sáng vào nơi tối tăm,
đem nguồn vui đến chốn u sầu.

"Lạy Chúa, xin hãy dạy con:

Tìm an ủi người hơn được người ủi an,

tìm hiểu biết người hơn được người hiểu biết,

tìm yêu mến người hơn được người mến yêu.

Vì chính khi thứ tha là khi được tha thứ,

chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân.

Vì chính khi hiến thân là khi được nhận lãnh,

chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời.

Ôi Thần Linh thánh ái, xin mở rộng lòng con.

Xin thương ban xuống những ai lòng đầy thiện chí : ơn an bình"".

Buổi lễ kết thúc bằng nghi thức làm phép xác. Quan tài bà cố Théresa được di chuyển bằng xe đẩy ra nghĩa trang giáo xứ cách nhà thờ vài trăm mét. Những lời cầu nguyện cuối cùng của cha Hùng, lời cảm tạ của gia đình... Những nắm đất chung tay chôn cất bà lần lượt ném xuống, phủ lấp một đời người gian nan cực khổ.

Những thói quen xấu của người Sài Gòn

Một ngày đi dự hai đám nghịch chiều nhau: Kẻ đi người về. Kẻ vào người ra. Kẻ khởi sự cuộc chơi, kẻ kết thúc.
- Chào đời tròn một tuổi của thằng cu con một người bạn,
- Tiễn đưa cụ bà Théresa, hưởng thọ 80 tuổi, mẹ của ông bạn LM Phê-rô Nguyễn Thái Hùng về cõi vĩnh hằng.
Đám thôi nôi tổ chức tại nhà hàng Lion, công trường Lam Sơn. Mời 18g mà mãi tới 20g mới khai tiệc. Dân Saigon cũng lạ, không biết bắt chước ai, từ lúc nào, mà việc đi ăn tiệc (thôi nôi, đầy tháng, cưới hỏi...) nhất định phải đến trễ ít nhất từ một tới hai tiếng so với thiệp mời. Ra điều ta đây là nhân vật quan trọng, mọi người phải chờ! Riết rồi thành thói quen và mọi người ngầm hiểu rằng đi trễ từ 1,45' => 2 tiếng là bình thường, đúng điệu! Ai không biết và tôn trọng giờ giấc (on time) thì chỉ có nước ngồi chầu, nhâm nhi bia no kềnh, hút thuốc vặt! Phải chi có người tán phét, tranh luận thời sự để quên đi thời gian thì còn đỡ. (Có lần tôi đã tranh luận nẩy lửa với một tên có vẻ là an ninh, đảng viên gì đó. Hắn có trình độ lí luận CT không thua gì tên "thaigiam" bên nhà CXN -đã dồn CXN vào thế bí, phải tống cổ tên này ra khỏi nhà mình- Ngược với CXN, tôi dồn tên an ninh này vào thế phải cãi chầy cãi cối và đòi kêu CA bắt! Tôi làm gan thách thức hắn kêu mà trong bụng bấm lô tô! Có lẽ hắn đã đt hội ý với chủ tiệc về nhân thân của tôi và thấy tôi chẳng hề tham gia, kéo bè kết cánh, với tổ chức "phản động" nào cả nên làm thinh theo dõi. Nhắc lại chuyện này để thấy mình "cô đơn" giống Đào Hiếu ghê! - Nói chuyện chính trị là điều cấm kỵ với hầu hết mọi người, nhất là ở nơi công cộng!)
Lần đầu phải chờ như vậy tôi đã điên máu bỏ về. Về mà tiếc thời gian lãng phí vô duyên, lại còn tiếc vì đã lỡ bỏ phong bì vào thùng! Những lần sau, rút kinh nghiệm, tôi cũng phải "đi trễ cho giống người ta". Không hiểu người nước ngoài nghĩ gì về tập quán quái đản này của dân SG?! Có người cho rằng đó là hiện tượng phái sinh từ "XHCN giật gấu vá vai" kết hợp với "KTTT ba rọi". Cái XHCN ăn đong từng bữa không đủ còn phải ăn mày thêm dĩ vãng và tự khích lệ bằng những thắng lợi tinh thần kiểu Chí Phèo. Cái KTTT vơ vào lấy được để có cái mà khoe với thiên hạ rằng chúng tớ luôn thích nghi với trào lưu đổi mới. Mặc kệ thiên hạ đua nhau chạy theo KTTT vù vù, XHCN chằng cần bon chen chi cho mệt xác, cứ thong thả, mò mẫm từng bước từ trong hang động phôi thai tiền sử "đi tắt, đón đầu, chen ngang" bằng cách lượm hái thành quả rác rưởi trên đường bỏ bụng cho đỡ sót. Khốn nỗi cái bụng XHCN chỉ quen với mấy món sống sít chưa qua xào nấu, chưa kịp thích nghi với với các món ngon vật lạ đã qua chế biến, sinh ra đau bụng, ỉa chảy, đánh rắm thối.
Hậu quả là "XHCN định hướng ăn theo KTTT" đau bụng triền miên mãn tính, mà chuyên môn gọi là "nhiễm trùng đường ruột", không kịp chui vào bụi rậm ven đường, vội vàng tụt quần giải phóng cho nhanh bất cứ chỗ nào có thể "giải phóng", bừa bãi khắp hang cùng nhõ hẻm, lan ra các đô thị văn minh lịch sự. XHCN ăn tham, ăn cố, dộng cho đầy, hốc cho tràn họng...Chỗ ăn thì nhiều mà chỗ ỉa thì không, Có vào mà không có chỗ ra! Cứt đái, chất thải, rác của rác tràn ngập!

Tiệc tan khoảng 10g đêm. Bạn bè réo gọi nhanh lên đi dự đám ma vào 6g sáng hôm sau tại Bảo Lộc. Tới ngã ba Dầu Giây không có gì đáng nói, trừ đoạn từ ngã ba Tân Vạn tới vòng xoay Vũng Tầu, luôn luôn tắc nghẽn, mỗi lần phải chạy qua cầu ĐN tim cứ nhẩy thình thịch, không biết nó sập lúc nào. Bắt đầu tới Gia Kiệm là bắt đầu gian nan. Đường xá lổn nhổn ổ gà, tránh bên này thì dính bên kia. Lại còn bị đèn pha của các "tài xế XHCN" liên tục rọi thẳng vào mặt! Quả thật, hầu như cái văn minh lịch sự, cái văn hóa ứng xử vì cộng đồng không hề được áp dụng trong mỗi hoàn cảnh cần được thể hiện. Hiện tượng dành đường, vượt ẩu, đi tắt, pha đèn ngay cả trong TP sáng trưng, thậm chí có bao nhiêu đèn trong xe đều bật hết: đèn pha, đèn sương mù, đèn trần...như khoe mẽ, bất chấp luật lệ, thường xuyên xảy ra, cũng giống như đi dự tiệc trễ, đã trở thành thói quen mà ai không chịu thích nghi thì chỉ có nước nằm nhà chửi đổng.
Càng đi sâu vào quốc lộ 20 càng gian nan vất vả, đến đèo Bảo lộc thì thật sự kinh hoàng: một bên là thung lũng thăm thẳm, một bên là vách núi lơ lửng những tảng đá cheo leo chực chờ đổ ập xuống do nổ mìn phá núi. Mặt đường quanh co, gấp khúc, uốn lượn nhấp nhô những sống trâu, những bãi đá dăm đá cuội không còn một chút nhựa đường kết dính. Có thể nói đèo BL đã trở thành con đường sỏi đá chông chênh hiểm nghèo chưa từng thấy. Những con đường tơ lụa thuở xa xưa nối liền đông tây lục địa Á Âu cũng không đến nỗi kinh hoàng như đèo BL thế kỷ 21 của CHXHCNVN! Tề Thiên có sống lại cũng che mắt lắc đầu, không dám dắt Tam Tạng đi qua, thà trèo leo trên cây còn sướng hơn!
Thoát khỏi đèo thở phào nhẹ nhõm, vào đến trung tâm thị trấn BL mới kịp hoàn hồn. Chúng tôi đến nhà đám đúng 3,30' sáng. Đoạn đường SG-BL trên dưới 200km phải đi mất 5g, tốc độ trung bình 40km/g! Chạy đêm nên tôi đã tranh thủ các đoạn đường vắng tăng tốc lên đến 100km/g, chỉ có những chiếc xe đò chất lượng cao chạy cùng chiều về Dalat và những xe tải chở rau củ quả về SG, liên tục ra hiệu cho nhau khi có dấu hiệu bắn tốc độ. Khốn nạn cho những chiếc camera rình mò của bọn "cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan", cướp cả đêm lẫn ngày, vừa là quan, vừa là giặc! Cầu đường xuống cấp thê thảm không lo tu bổ, chỉ lo thu phí và bắn tốc độ! Mà làm gì có đường nào chạy được trên 80km/g đều đặn? kim đồng hồ không bao giờ ngừng lâu quá 5' với tốc độ 80km/g!
Phúng điếu, đọc kinh, thăm hỏi người nhà xong trời đã rạng sáng. Cố nhắm mắt định thần để còn lái xe về, không dám nghĩ tới đoạn đường vừa trải qua, nhưng không tài nào dỗ giấc vì bị con đường ám ảnh.

Nụ hôn đầu đời.

Năm ấy tôi tròn 15. Vâng, biết yêu từ thuở 15. Công lao tôi phụ mẹ xúc cát dồn vô bao dựng "hầm tăng-xê" chống pháo kích đã được đền đáp: một nụ hôn đầu đời!
Bố mẹ tôi mỗi người một việc. Bố hàng ngày đến xưởng vẽ truyền thần, quảng cáo ở đường Phan thanh Giản (trước đó là đường Hai mươi,
sau này là Phan thanh Giản. Rồi VC vô đặt bừa là Điện biên phủ), đối diện với rạp ciné Long Vân (gần ngã 7). Mẹ tôi bán vải ở chợ Ông Tạ. Tôi có một bà chị và hai đứa em gái, mấy chị em tôi đi học gần nhà. Chúng tôi thay phiên nhau học hành, cơm nước, chợ búa, giặt giũ, dọn dẹp nhà cửa, dậy bảo lẫn nhau. Cuộc sống những năm ấy tương đối đầy đủ, ai cũng có cơm ăn áo mặc, được học hành tử tế, cho dù chiến tranh vẫn đang diễn ra ác liệt.

Dung hơn tôi một tuổi, cùng lớp với chị tôi, nước da bánh mật, đôi mắt lá răm với hàng mi cong vút, cái miệng cười chúm chím cắn chỉ sao mà tình tứ đến thế! Ở tuổi 16, Dung đã dong dỏng đong đưa, mơn mởn ra vẻ thiếu nữ lắm rồi. Nàng thường phải cung tay che bớt bộ ngực thanh tân mới nhú vì chẳng mặc gì bên trong cả. Giời ạ! Mới có tí tuổi đầu mà vô tình nhìn thấy vú con gái là mặt đờ đẫn như say thuốc lào! Đầu ti bé tí như hột đỗ đỏ, lùm lùm một nắm xôi trắng ngần, lăn tăn mạch máu xanh biếc! Cái cổ cao cao vươn lên trên bờ vai tròn lẳn mềm mại...
Nàng đi như sáo nhẩy, bàn chân trần không chấm gót phô ra những ngón nụ búp búp xinh xinh mỗi khi vội vàng chạy đi chạy về qua con ngõ hẹp. Nhà tôi đâu lưng nhà nàng, chỉ vài bước chân đã thoáng bóng nàng vụt hiện. Hôm thì đem vở sang nhờ tôi chép phạt, hôm thì vào bếp xem nhà tôi có món gì ngon thò tay rón vụng, hôm thì vu vơ chả có chuyện gì, chỉ là sang nghe Cu Q đàn classique... Ôi những chiều mưa rả rích dài lê thê với Dung ôm gối nghiêng đầu hát nghêu ngao:

"Nhìn những mùa thu đi, em nghe sầu lên trong nắng.
Và lá rụng ngoài song, nghe tên mình vào quên lãng,
nghe tháng ngày chết trong thu vàng...

Gió heo may đã về, chiều tím loang vỉa hè.
Và gió hôn tóc thề, rồi mùa thu bay đi...

Đã mấy lần thu sang công viên chiều qua rất ngắn.
Chuyện chúng mình ngày xưa, anh ghi bằng nhiều thu vắng,
đến thu này thì mộng nhạt phai..."

Tôi đàn cho nàng hát mà lòng bâng khuâng lạ lùng.

Nói phải tội với vong linh những người đã chết oan vì VC pháo kích bừa bãi vào thành phố, chứ nhờ có hầm tăng-xê mà tôi mới có can đảm hôn lên môi Dung. Hôm ấy Dung sang chơi như thường lệ, trời bỗng đổ cơn mưa tầm tã, chị tôi không có nhà, hai đứa em gái học buổi chiều, chỉ còn hai chúng tôi trong hầm tăng-xê kín mít. Một tiếng sét nổ toang trên đầu, Dung hốt hoảng ôm chầm lấy tôi. Tôi giật mình vì sét đánh thì ít mà vì nàng ôm tôi thật chặt vào lòng thì nhiều. Dư âm của tiếng sét ì ầm lan tỏa ra xa, rất xa, mà chúng tôi vẫn không rời nhau ra được. Ôm nhau đã khó, buông nhau ra còn khó hơn. Hương thơm tỏa ra từ tóc, từ thân thể mịn màng của nàng khiến tôi choáng ngợp ngất ngây. Có ai tả được tình yêu? Lại càng khó tả mùi hương trinh nữ:

...Có nghĩa gì đâu một buổi chiều,
Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt,
Bằng mây nhè nhẹ gió hiu hiu... (XD)

Và phải chăng:

Hương nàng gây mùi nhớ
Khiến lòng ta xao động
Như mặt hồ lung linh
Như dập dờn sóng tỏa
Ngàn hoa thoảng quanh người
Hương nàng hay hoa rơi!

Tôi run rẩy cúi xuống, luống cuống đặt lên môi nàng nụ hôn trinh nguyên vẹn tuyền. Môi nàng e ấp hé mở, rụt rè
đón nhận. Rồi càng lúc nàng càng ghì xiết tôi hơn nữa, bấu víu mạnh bạo hơn nữa. Nàng như tan chảy trong tôi giòng suối lửa dâng trào. Chúng tôi hóa thân làm một, say mê đắm đuối...

Chiến tranh vẫn không ngừng leo thang, đạn bom vẫn không ngừng trút xuống. "Đại bác đêm đêm dội về thành phố, người phu quét đường dừng chổi đứng nghe - TCS" đã thành thông lệ, mà nếu không nghe không thấy nữa thì người ta lại có cảm giác trống vắng! Ngay cả những cái chết của người lính được quàn trong áo quan phủ quốc kỳ, với hai đồng đội bồng súng nghiêm trang đứng chào cũng trở thành quen thuộc. Tuổi thơ của chúng tôi vẫn trôi qua yên bình trong thành phố nhờ những cái chết dũng cảm của những người lính vô danh như vậy.

Rồi cũng đến lúc phải chia tay, tan đàn xẻ nghé. Mỗi người phải đi theo một con đường định mệnh. Nhưng kỷ niệm thì còn mãi, êm đềm lắng sâu trong ký ức. Dung của tôi đã lấy chồng, vượt biên, sóng gió, cướp bóc... và đang ở đâu đó trong cái thế giới thanh bình, tự do, hạnh phúc rất hồn nhiên quê người mà chẳng thể có được ở ngay chính quê hương mình.

Dung ơi! Giờ này nàng ở đâu, có nhớ buổi chiều mưa rơi tầm tã ấy?!

Nhớ Lô-cốt ngày xưa




Còn nhớ hồi nhỏ tôi thường hay qua tiệm hớt tóc của ông bác đọc ké báo. Tôi thích nhất mục truyện tranh "Tư Lành vào dân vệ", một mục thường xuyên trên tờ Ngôn Luận. Tư Lành là nông dân, tay cày tay bừa, tay cầm súng chống cộng. Tụi VC những năm 60, 65 thường hay đào đường, đắp mô trên các quốc lộ nhằm cản trở sự đi lại của người dân. Trong các mô đó thường có mìn, ban đêm xe nào vô tình cán qua là...đùng! Xe lật, hành khách tan xác! Sự khủng bố trắng trợn của VC không chỉ nhằm vào quân đội Sàigòn, mà thường thì dân lành lãnh đủ. Không những đào đường đắp mô lộ liễu, Vc còn hèn hạ lén lút gài mìn, lựu đạn vào những lùm cây bụi cỏ, những nơi khuất nẻo mà lính CH thường hay đi tuần.
Do chứng kiến nhiều cảnh thịt đổ máu rơi của dân lành vô tội vì vướng phải mìn của VC, và cũng là một trinh sát chuyên theo dõi các hành vi tàn ác của chúng, nên Tư Lành đúc kết được nhiều kinh nghiệm, giúp người dân và lính CH tránh được nhiều vụ gài mìn tinh vi quỷ quyệt của chúng. Một lần Tư Lành suýt chết vì cố gắng tìm cách gỡ qủa mìn VC đặt trên đường rầy xe lửa, trong khi đoàn tàu đang lao tới. Anh đã đặt chướng ngại vật từ xa để cảnh báo tài xế, nhưng vật cảnh báo đó chỉ là một cành cây không khiến tài xế chú ý lắm, nó vẫn cán qua, và... Tư Lành đành phải dùng khẩu carbin M1 bắn vào quả mìn. Sức công phá của mìn hất văng Tư Lành lên cao và quăng xa cả chục mét. Đoàn tàu lật nghiêng vì đường rây đứt đoạn nhưng không có tử vong. Tư Lành tỉnh lại trong bệnh viện với những miểng mìn chi chít trên người. Anh được gắn Anh dũng bội tinh với nhành dương liễu và được phong làm chỉ huy trưởng dân vệ (sau này đổi thành Địa phương quân)...
Sau khi chế độ của TT Ngô đình Diệm bị lật đổ thì chính sách Ấp chiến lược của ông Ngô đình Nhu cũng bị phe đảo chính bãi bỏ. Đó là một sai lầm ngu xuẩn nhất của những nhân vật đầu não miền Nam sau đảo chính. Ấp chiến lược được thực hiện với quy mô đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả: tập trung dân vào một địa điểm thuận lợi, trù phú với đầy đủ cơ sở vật chất xã hội: đình, chùa, nhà thờ, chợ búa, trường học, trạm y tế... Được bao bọc xung quanh bằng hào cao lũy sâu, kiên cố với hàng rào kẽm gai, không một tên VC nào có thể trà trộn lọt vào được ấp chiến lược, mà dẫu có lọt vào thì cũng bị người dân phát hiện. Người dân ban ngày ra đồng làm việc, ban đêm trở vô ấp ngủ nghỉ sinh hoạt, với sự kiểm soát và bảo vệ của dân vệ, của quân đội. Do không thể bám vào dân, dùng dân làm bia đỡ đạn nên VC nằm vùng hầu như bị tiêu diệt hoàn toàn hoặc rút vào những vùng đầm lầy heo hút, thiếu thốn lương thực, thuốc men, vũ khí đạn dược...
Những cuộc hành quân của QĐVNCH, tảo thanh VC liên miên khiến cho chúng lần hồi bị đẩy xa khỏi nông thôn, co cụm về những vùng giáp biên giới Căm-Bốt, Lào...
Cuộc đảo chính đã phá bỏ những thành quả chống cộng triệt để như Ấp chiến lược, đã khiến Vc hồi sinh và phát triển mạnh mẽ hơn trước. Hậu quả là QĐ dưới thời TT Nguyễn văn Thiệu đã phải rất vất vả tổ chức các "chiến dịch bình định nông thôn", chỉ gây khó khăn chứ không thể đẩy lui VC được nữa. Nông thôn trở thành những vùng "xôi đậu", ban ngày thuộc chính phủ, ban đêm thuộc VC. Những cuộc càn quét, chà đi xát lại của cả hai phía đã khiến nông thôn điêu tàn tả tơi. Những vùng đất mầu mỡ bị bỏ hoang đã khiến dân chúng thiếu gạo, phải ăn gạo viện trợ của Mỹ. Nông dân bỏ ruộng vườn, nhà cửa, mồ mả ông bà tổ tiên để chạy giặc VC về các thành phố lánh nạn đã khiến dân số thành thị tăng cao khó kiểm soát.
Chính phủ lại bị sức ép nặng nề của các phe phái đối lập, phần lớn do CS đứng đàng sau giật dây. Mặt trận giải phóng miền Nam là một thí dụ điển hình của sự đau xót chua cay, là sự ân hận muộn màng, là sự uất nghẹn cùng cực của giới trí thức miền Nam. Họ chưa từng trải qua hoặc chưa "thấm nhuần" cuộc sống dưới chế độ CS miền Bắc như hàng triệu dân di cư, nên họ dễ dàng bị CS mua chuộc lôi cuốn, đã bị CS xỏ mũi dắt đi vào con đường phản dân hại nước. Những Dương Quỳnh Hoa, Lữ Phương, Đoàn văn Toại, Nguyễn hữu Thọ, Lý chánh Trung, Trịnh công Sơn, anh em Hoàng phủ ngọc Tường+Phan... giờ ra sao? Còn những kẻ tự nhận mình là thành phần thứ ba? Những Chân Tín, Nguyễn ngọc Lan, Châu Tâm Luân, Thiếu Sơn, "Liên minh các Lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hoà bình Việt Nam, khu Sài Gòn Chợ Lớn, Gia Định"... - Quí vị “thành phần thứ ba” giống như những đứa bé nhà giàu đang sống êm ấm trong một lâu đài nhưng luôn nhìn qua cửa sổ, mơ tưởng được làm một chú bé mò cua trên cánh đồng đàng xa, dưới bầu trời đầy nắng, và bên cạnh một khu rừng nhiệt đới bí ẩn... Nhưng khi nào quí vị trở thành chú bé nhà nghèo kia, thì quí vị sẽ thấy công việc mò cua hoàn toàn không có mảy may của sự lãng mạn, nhưng là một sự khốn khó đến cùng cực vì lạnh, vì đói, vì nắng, và những những cơn sốt nghiệt ngã do cánh rừng kia mang lại...Tóm lại, “thành phần thứ ba” là những người có thừa nhiệt huyết và dũng khí để đấu tranh quyết liệt chống những chính quyền của những xã hội dân chủ nhưng thiếu sự can đảm tối thiểu để bảo vệ một sự công bằng căn bản nhất dưới những chế độ độc tài. Và như thế, dù không chủ ý, “thành phần thứ ba” đã bắc một nhịp cầu cho các chế độ độc tài như Cộng Sản Việt Nam. (Khánh Hưng - Sông Việt) -
Hãy đọc những giòng sau đây của Lữ Phương - kẻ bị đảng bỏ rơi, hắt hủi - "tưởng nhớ" Nguyễn ngọc Lan (tổng biên tập tạp chí Đứng Dậy): "... Cuối cùng thì Đứng Dậy đóng cửa, Tin Sáng “hoàn thành nhiệm vụ”. Nhiều anh em chúng tôi phân tán đi kiếm ăn linh tinh. Lúc này anh - NNL - đã hoàn tục, lập gia đình, cũng tập tễnh làm ăn bằng một nghề mới học: bán đồ gỗ cẩn xa cừ, nghe nói cũng chẳng khấm khá gì. Diễm Châu thất nghiệp, đi bộ lang thang trên đường phố vì mất xe đạp, trông thật nhếch nhác. Trần Tuấn Nhậm đi về miền Tây vượt biên không thoát và chết trong tù. Châu Tâm Luân vuợt biên thoát. Thế Nguyên mở quán nhậu sau chết vì tétanos. Hoàng Ngọc Biên bán cà phê, tụ họp anh em tán dóc cho vui. Sau khi giao bản thảo cuốn sách có cái tên lòng thòng Cuộc xâm lăng văn hoá tư tưởng của đế quốc Mỹ tại miền Nam Việt Nam (1981) cho nhà xuất bản Văn hoá đã hợp đồng mấy năm trước, tôi khuân tủ sách do vợ giữ được từ trước 1975 ra chợ trời bán lấy tiền đi nuôi heo, nuôi cá, trồng nghệ, cuối cùng thì tự giam mình vào phòng tối, kiếm sống bằng nghề rửa ảnh màu theo phương pháp thủ công, mặt mày tái mét, mắt mờ đi vì hoá chất. Mặc dù đã bỏ Đảng mấy năm rồi, nhưng lòng vẫn chưa dứt nợ: đêm nào cũng thức thật khuya đọc lại tác phẩm của các ông… Karl Marx và Lenin!"

Thân phận của những kẻ theo đóm ăn tàn là như vậy.

Ấp chiến lược bị hủy bỏ, người dân còn biết trông vào đâu để tìm cho mình một hi vọng an toàn trong sự kìm kẹp của VC? - Lô cốt! Vâng, chính những lô cốt với tầng tầng lớp lớp dây kẽm gai bao bọc bên ngoài để bảo vệ quân đồn trú, để canh gác sự bình yên cho dân, để ngăn chận sự xâm nhập của VC ở những nơi xung yếu. Người dân nhìn những lô cốt như những ngọn hải đăng dẫn đường, định hướng cho họ tìm đến nơi an toàn. Chính những lô cốt đó là những cái gai trong mắt VC. Chúng tìm mọi cách tấn công, tiêu diệt hòng dập tắt niềm hi vọng của dân chúng. Chúng tiếp tục bắn phá bừa bãi, gài mìn, đắp mô trên các trục lộ giao thông hòng ngăn chặn sự bảo vệ người dân của QĐ.
Sự tàn ác lên đến đỉnh điểm vào năm Mậu Thân, quân Sàigòn và VC thỏa thuận ngừng bắn để dân chúng ăn tết, quân SG được về phép ăn tết cùng gia đình. Lợi dụng sự lơi là, VC phá bỏ lệnh ngừng bắn và tấn công đồng loạt vào các đô thị miền Nam. Chúng tưởng rằng dân chúng sẽ "nổi dậy để phá vỡ gông cùm xiềng xích của Mỹ Ngụy" như vẫn hằng rêu rao tuyên truyền. Ngược lại, dân chúng sợ hãi kéo đi lánh nạn hàng loạt, chẳng có cuộc "nổi dậy" nào cả!
VC bị giam hãm trong các đô thị vì không được ai chỉ đường dẫn lối, cuối cùng bị tiêu diệt gần như toàn bộ. Các đô thị tan hoang đổ nát, dân chúng và quân lính cả hai bên chết la liệt đầy đường không kịp chôn, trương xình, mùi xú uế xông lên nồng nặc, ghê rợn!
Ngoài Huế, trước khi rút lui sau 23 ngày cố thủ, VC đã đem toàn bộ quân, dân, cán, chính mà chúng bắt được trong các cuộc lùng sục đem chặt đầu, chôn sống:

(Cái vụ này phải hỏi thẳng anh em HPNT+HPNP thì mới rõ).

Cay cú vì tổn thất quá lớn, VC điên cuồng pháo kích bừa bãi bằng hỏa tiễn 122ly vào các đô thị, bất kể vào đâu. Bố mẹ tôi phải mua cát, mua bao về làm hầm tăng-xê nổi chống pháo kích, và tôi thì tuy vô tư nhưng vẫn giật mình thót tim, hồi hộp nghe những tiếng nổ long trời ở đâu đó trong thành phố. Nhà cửa đổ nát, xác người tan tành từng mảnh!..

Thành phố bây giờ ra sao?
Cũng đào đường, cũng đắp mô, cũng dựng lô cốt! Nhưng không phải là những lô cốt mang lại niềm tin và hy vọng.

Những lô cốt rình rập, đe dọa mang đầy tai ương, bất ổn,hỗn loạn!!!

Chủ Nhật, 6 tháng 9, 2009

Biết yêu

Biết yêu từ thuở mười ba
Đến năm hăm mốt thì đà có con
Ra đường cứ tưởng còn son
Về nhà với vợ ba con cùng nàng
Yêu đương cho mãi đến già
Biết yêu yêu mãi biết là bao nhiêu!?