Thứ Hai, 5 tháng 10, 2009

Đề cử bài dự thi: Cuộc thi viết tìm hiểu Biển Đảo VN do báo điện tử Đảng Cộng Sản phát động.



Nhắc lại bài: Đề cử bài dự thi " Phân viện báo chí và tuyên truyền", của phóng viên dân báo Đinh Tấn Lực:
Trên Blog "NguoiBuonGio" đang ra đề thi năm 2009, Phân viện báo chí và tuyên truyền: Bạn hãy phân tích đoạn tin sau của Thông Tấn Xã Việt Nam theo Lề bên trái:

"Việt - Trung tích cực đàm phán các vấn đề trên biển..."

Trong entry ngày 31/05/2009, Tớ đã viết:
"Thằng cha Đinh tấn Lực có bài "Phúc Trình Ngoại Giao ngày 27/5/2009" hay quá, mình định cho hắn điểm 10 chung với "Bài làm đề thi Phân Viện Báo Chí Tuyên Truyền" của tên Người Buôn Gió. Nhưng tình cờ sang trang Tạp chí Da Màu thấy có bài này còn hay hơn nữa (http://damau.org/archives/author/nguyentattrung/), mình "đề cử dự thi", và cho điểm 10, còn bài của hai tên kia thì trừ đi 0,25 điểm, còn 9,75...."

Lần này, thể theo "yêu cầu đề cử": cuộc thi viết tìm hiểu Biển Đảo VN do báo điện tử Đảng Cộng Sản phát động, tớ đề cử bài: "Tiên sư thằng ngang ngược!"
Tớ quyết định "tự chấm" cho tên ĐTL 20/20, điểm cao nhất của cuộc thi, đồng thời sẽ trao giải xuất xắc cho hắn tại buổi lễ tổng kết và trao giải cuộc thi này sẽ được tổ chức vào ngày 3-10 tại thành phố Hạ Long, Quảng Ninh.
Truyền cho tên ĐTL mau mau thu xếp hành trang lên đường nhận giải (không cần đem theo bồ nhí, vì trưởng ban tổ chức Đào duy Quát đã bố trí một em chân dài thơm như múi mít lên trao vòng hoa, đồng thời theo sát phục vụ tại khu du lịch Tuần Châu)

Tiên Sư Thằng Ngang Ngược!
Của phóng viên dân báo Đinh Tấn Lực (Thông tấn xã Quán Cóc).
Oct 3, '09 3:41 PM
for everyone
Tiên Sư Thằng Ngang Ngược!

. Đinh Tấn Lực phỏng vấn “cậu đánh máy”

LTS: Nhân vụ việc nổi cộm trong dư luận quần chúng nhân dân về lời biện giải “tai nạn nghề nghiệp” của Tổng biên tập tờ báo mạng ĐCSVN, đăng trên Tuổi Trẻ Online ngày 30-9-2009, phóng viên dân báo Đinh Tấn Lực của Thông tấn xã Quán Cóc (TTXQC) đã thực hiện một cuộc phỏng vấn ngắn với người đương thời là “cậu đánh máy”, nhân vật chính của bài biện giải nói trên.

Đinh Tấn Lực (ĐTL): Dạ, mong bác thứ lỗi cho. Tàu xe bị đọng lại ở vùng lũ miền Trung khiến cháu trễ hẹn cuộc phỏng vấn bác đến cả ngày. Xin bác sơ lược qua ít dòng lý lịch trích ngang để tiện giới thiệu đến độc giả bổn báo ạ!

“Cậu Đánh Máy” (CĐM): Ấy, bác nhà báo cho phép nhà em thông qua phần lý lịch tên họ với tuổi tác nhá! Không tiện lắm đâu! Nhà em chưa được hưởng quy chế phát ngôn cho cơ quan, cũng chưa được tập huấn kỹ thuật tiếp cận báo giới, cho nên, bác nhà báo cứ gọi là “cậu đánh máy” như nhiều người ở đây vẫn thường gọi đi nhá! Còn, sơ lược về sự nghiệp đánh máy thì nhà em đã từng có mấy mươi năm phục vụ cụ Tùng là bố của cu Quát ấy. Từ thời máy đánh chữ có từng que bật cho mỗi ký tự, cho tới thời bàn phím XP với bộ gõ Vietkey hôm nay. Qua cả hai trào cụ Tùng làm quan cầm chịch Tư tưởng Văn hóa trong Bộ chính trị nhà ta đấy! Mãi sau năm 98, cụ Tùng chuyển sang chế độ từ trần, thì nhà em tưởng chừng sắp bị phục viên, sau nhờ cu Quát lưu dụng lại để đánh máy tiếp cho cơ quan đấy! Chỉ đánh máy thôi, còn chuyện đánh quả là của “trên”, nhà em xưa nay quyết không tham gia, và cũng chẳng vo ve vét vơ vồ vập gì sất, nên được cụ Tùng thương quý là thế!

ĐTL: Thời buổi này mà được cái nhân thân chất phác như bác là hiếm quý lắm. Lắm khi cái nhân thân tốt còn cứu được cả người nữa đấy bác ạ! Cứ xem mấy vụ án tham ô Tướng Sĩ Tượng gần đây thì rõ. Nhưng mà, cụ Tùng thương quý bác là thế, cớ sao “cu Quát” con cụ ấy vừa rồi lại báo cho cả nước biết là vì bác không gõ vào 2 từ “ngang ngược”, khiến bài báo ca tụng hải quân Trung Quốc diễn tập tại biển Đông trên trang mạng chính thức của đảng ta bỗng dưng bị “sai lệch thông tin” thế bác?

CĐM: Nói khí phải bác nhà báo bỏ qua cho: Ấy là cu Quát “cùng tắc biến” đấy thôi! Chứ còn, mang danh một nhà lý luận trung ương, phải căng người ngày đêm vò đầu bứt trán suy non nghĩ già để lập mưu tính kế tháo gỡ suốt 3 tuần lễ mà chẳng ra cái mẹo biện giải nào thì cũng mày ê mặt ế chứ chẳng đùa. Nhưng mà nói thật này, hồi năm 98, trong đận tham dự liên hoan thanh niên trên nước bạn Cuba, cu Quát quen tật táy máy thế nào trong đoàn, khiến cho một phóng viên gái của tờ SGGP nhiệt liệt tát tai cho một cái thậm nhục, tới nay vẫn còn dấu móng tay trên mấy vần thơ để đời của vợ trước, đại loại thế này: “…Hỡi người tình nọ đừng chua xót / Ăn tát còn hơn mất củ hành / Cái nết không chừa mà cứ thế / Có ngày bị thiến giữa trời xanh”. Còn thơ của bạn tình lại càng lâm li bi thiết hơn: “Em nghe con nhỏ nó tát anh / Còn dọa đưa anh ra pháp đình / …Thương anh tư cách nhà tuyên huấn / Tủi hổ thân em nỗi bạn tình”. Ấy thế, nhưng so với cái mẹo lấm la lấm lét đổ chất thải ra sông lần này thì, hỡi ôi, mới đích thực là cái tự tát tai lịch sử trong cuộc đời cách mạng và sự nghiệp lý luận của cu Quát nhà ta. Còn nói theo ngôn ngữ cựu pháo binh/phòng không của đương sự thì đây phải là phát tự nã vào chân mình bằng cao xạ 37 ly nòng đúp đấy bác nhà báo ạ!

ĐTL: Dạ, bác có đang vui miệng mà cường điệu quá chăng?

CĐM: Không đâu, bác nhà báo là dân viết lách thì biết rõ đấy: Có thêm vào hàng tá từ “ngang ngược” cũng đâu có làm thay đổi được cái nội dung hãnh tiến của tờ báo Hoàn Cầu về chủ quyền 9 vạch hình “lưỡi bò Nam Hải” của nó? Đâu có làm giảm thiểu tính khẳng quyết của bài báo rằng Hoàng Sa Trường Sa là của Thiên triều? Chưa nói là nó làm câu văn thêm phần lủng ca lủng củng, cho dù là có dấm da dấm dúi thậm thà thậm thụt thay từ “nhấn mạnh” bằng từ “tuyên bố”, sau khi đã cẩn thận gỡ bài khỏi mạng, thì cũng nhập nhằng ngô khoai vừng đỗ, chỉ tổ lòi cái dốt gút-gồ còn giữ nguyên bản chính, chẳng xứng chút nào với một tay cựu Thường trực Phó ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương, nguyên Phó ban Tuyên giáo Trung ương, nguyên Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng lý luận, phê bình VHNT Trung ương, đương kim Tổng biên tập Báo điện tử của cả đảng, và đương kim Chủ tịch Hội phát hành toàn quốc, như cu Quát nhà ta! Cũng đâu cách nào một từ “ngang ngược” lại có thể làm giảm đi cái tính tay sai lập công khuôn phò của kẻ ký duyệt cho pốt bài báo đó lên mạng? Vậy thì cái mẹo biện giải bằng cách nướng sống thuộc cấp, đẩy lính ra đền làm dê tế thần đó… liệu qua mắt được ai hoặc cứu vãn được gì? Hay chỉ tổ giúp cho thiên hạ hê ha hể hả cười nhổ vào mặt về cái tính vơ công đùn tội? Chứ không thì sao lại có blogger ví von trên Facebook rằng cu Quát “đái dầm ướt quần xong đổ vấy là bởi …chim đứa khác”? Chưa nói tới chuyện chức phận, càng không nên nói tới tư cách lãnh đạo uốn nắn tư tưởng đôi ba triệu người, chỉ nội con người trưởng thành bình thường thôi đã chẳng ai lại ngu si đốn mạt tự sỉ vả làm nhục đến cả gia phong mình đến thế! Không phải nã đại bác vào chân mình thì là gì?

ĐTL: Nhưng mà, Thanh tra bộ TT-TT đã ra quyết định xử phạt hành chính tờ báo đảng ta ở mức cao nhất rồi mà bác?

CĐM: Cu Quát nhà ta là Tổng biên tập, lẽ ra phải chịu trách nhiệm toàn bộ vụ việc, nhưng có phải tự trả tiền phạt đâu nào? Quyết định xử phạt đó là nhắm vào cơ quan, thì cơ quan phải trả, bằng tiền ngân sách, tức là từ tiền thuế của dân. Túm lại, há chẳng phải là đảng viên làm bậy, rồi đảng phạt bù vào dân đấy sao? Còn, so với bản án của các ký giả Tuổi Trẻ và Thanh Niên trước đây, hay so với lệnh đình bản và thu hồi thẻ nhà báo của ông Phó TBT báo Du Lịch gần đây thì sao? Nặng nhẹ thế nào? Công bằng công lý ở đâu? Mà cứ cái đà thi đua làm bậy thế này, nói thật, chẳng chóng thì chầy, bọn bá quyền phương Bắc sẽ nắm đủ tài liệu, chứng cớ về chủ quyền của nó từng được đường hoàng “công bố công khai” (theo đúng tinh thần quyết định QĐ97) trên dàn báo đảng ta, cả báo giấy lẫn báo mạng, cả báo Nhân Dân từ năm 56, 58 của thế kỷ trước, cho tới báo Công Thương mới đây, và chình ình một bãi trên cả cơ quan định hướng ngôn luận chính thức của đảng ta hôm nay. Nên nghĩ cho cùng, cái giá của cương thổ tươi đẹp, biển đảo rạng ngời và quốc thể oai phong ngần ấy mà chỉ có 30 triệu đồng, tức chưa đầy 2000 đô-la, thì …bèo quá, bác nhà báo ạ! Lại nữa, cái án phạt dây chuyền các biên tập viên và kỹ thuật viên có liên hệ của cơ quan thì lại do Tổng biên tập quyết định. Tức là kẻ có tội nặng nhất của vụ việc thì chẳng sứt mẻ tị nào, lại còn có toàn quyền tùy nghi định đoạt số phần của dàn thuộc hạ từng làm việc theo chỉ thị của hắn ta, mới là lạ! Mà như thế thì nhà em đã thấy trước cái hạn hạ cánh trắc trở của mình đã kề cận rồi đây! Thực sự thì đó cũng là chuyện bé bằng chân con muỗi, chẳng đáng bàn. Cái lệnh phục viên có bất ngờ mấy cũng chẳng đáng bực, đáng căm… cho bằng cái dẫm đạp phi nhân tính của “trên”. Hiềm nỗi, guồng máy XHCN là thế, không thay đổi đi thì sẽ vẫn thế, lãnh đạo ta cứ thế, cả nước đâu cũng thế, bác nhà báo ạ!

ĐTL: Dạ, bác nói chí phải! Giá mà “cậu đánh máy” là một em lưng ong chân ếch thì cái mẹo đổ vấy và dẫm đạp của “cu Quát” nhà bác đã khác nhiều rồi phỏng?

CĐM: Không chắc đâu bác nhà báo ạ! Có thể là không dẫm, song vẫn …đạp! Chứ không thì đã chẳng sinh con gái út vào năm 60 tuổi, lúc sắp phải rời ban TT-VH-TƯ để chuẩn bị về hưu. Chứ không thì đã chẳng dại gì trả lời phỏng vấn của báo Pháp Luật Thành Phố, rằng: “Làm công tác tư tưởng hay đi về địa phương, cơ quan, trường học… nên cũng được nhiều người yêu mến, hâm mộ…”. Cu Quát nhà ta coi đó là phần thưởng “bù giá vào lương” tại chỗ nên vẫn tự hào về “phong cách lãng mạn, hào hoa mà phái nữ rất ấn tượng” và đầy tai tiếng đó. Bệnh thì có thể chữa, nhưng đã thành tật rồi thì khó lắm! Có điều, những tuyên bố nhăng cuội như thế chỉ gói gọn trong phạm trù nhân cách, có tàn tệ mấy thì cũng chỉ ở một người. Đáng nói là những lời “công bố công khai” vượt qua cả tầm giới hạn làm nhục quốc thể, làm nhục nhân dân cả nước. Chẳng hạn như lời phát biểu chủ trì tại buổi họp báo về cuộc thi về Biển Đảo Việt Nam ngày 30-3-2009 vừa qua: “Các thế lực thù địch là nó chống phá ta gớm, gớm lắm các đồng chí ạ. Tôi có tổ chức đối thoại với các sinh viên tham gia cái cuộc, cái cuộc kích động do các thế lực thù địch tổ chức tháng 12 năm 2007. Tôi có hỏi: Làm cái gì? Để làm cái gì? Tôi hỏi các anh các chị. Các anh các chị làm như thế, biểu tình Trường Sa Hoàng Sa là của Việt Nam như thế là lợi hay là hại? Lợi hay hại???”…

ĐTL: Dạ, có phải đó là biểu hiện cái thói lộng ngôn thông thường của các phán quan không vậy bác?

CĐM: Không hẳn là chỉ do thói lộng ngôn đâu bác nhà báo ạ! Nó là cái huyết thống nô gia Lê Chiêu-Trần Ích đấy! Chính cái tâm thức tay sai di truyền coi giặc là …ông tổ đó mới là tiền đề dẫn đến sự xuất hiện của bài báo ca tụng hải quân thiên triều giữ gìn cái lưỡi bò biển đảo của chúng trên mạng của ta. Chẳng phải mới mẽ gì đâu, bởi đã có thơ rằng nó “vẫn khệnh khạng cứa vào nỗi nhục nhằn tuổi trẻ” đấy thôi! Cũng bởi thế mà cuộc thi Biển Đảo VN mới trở thành trò rối cạn của đảng ta mà không bị Bắc Kinh mắng mỏ, và đã được thực tiễn đánh giá không khác một nỗ lực ngốn tiền ngân sách chỉ để xì van áp suất của dư luận, trước khi quan thầy bá quyền bành trướng tung ra chiêu mới. Còn thói lộng ngôn thì chỉ có thể hiển thị qua những tuyên bố linh tinh khác. Thí dụ như lời khoe trong dịp tổ chức lễ ăn mừng trang mạng ĐCSVN đầy tuổi vào ngày 20-6-2004, rằng đã có hơn 45 triệu lượt người truy cập, chẳng hạn. Cho dù là thủ trưởng của cu Quát là Nguyễn Khoa Điềm thời bấy, ngay trong buổi kỷ niệm tuy linh đình mà không kém phần linh tinh đó, đã quạt nhẹ viên phó ban lộng ngôn: “phải có nhiều bài báo hay tổng hợp, phân tích về những vấn đề, sự kiện mang tính thời sự như vụ việc Tây Nguyên, chuyện giá cả leo thang, bớt tin ‘hiếu hỷ’…”.

ĐTL: Dạ, nói như bác thì đâu phải đó là thùng rỗng kêu to. Nó đầy ắp cái chủ trương rước giặc vào sân như ruớc đuốc thế vận, rất đỗi trọng thị và an toàn đấy phỏng?

CĐM: Quả giới bloggers nhà bác nhanh nhạy quá lắm! Đúng y như rằng cu Quát nhà ta chỉ là một biểu tượng nổi của cả cái Bang Thờ Giặc. Cứ đọc loạt bài chào mừng 60 năm quốc khánh TQ được “công bố công khai” trên các tờ Nhân Dân, QĐND, CAND… hay ngay cả những bài đại loại nói về “TQ 60 năm qua” trên các báo TTO, Thanh Niên, với hình ảnh các băng-rôn hoành tráng Nhiệt Liệt Chào Mừng… thì rõ. Tức là cả một chiến dịch ca tụng thành quả đã đạt và sắp đạt của Hoa Lục, hay ca tụng cái thế lưỡng cực Mỹ-Trung mờ mờ trước mắt. Người đọc, ở bước đầu, chỉ bực dọc với các thứ thô bỉ và kệch cỡm đồng loạt chào hàng. Từ các ứng xử về hải đảo Biển Đông cho tới bô-xít Tây Nguyên. Từ đơn xin về hưu của tay Kiển cho tới án phạt hành chính BBT trang mạng của ĐCSVN. Từ lệnh bắt khẩn cấp các bloggers Người Buôn Gió, Mẹ Nấm & TrangRidiculous… cho tới lá thư thanh minh của Bộ Tư pháp gửi IDS. Từ lời biện giải của Bộ Công Thương rằng “mạng của ta do Tàu quản lý” cho tới lời trần tình “tai nạn nghề nghiệp” của cu Quát… Nhưng, ráp nối hậu cảnh của các bản tin lại với nhau, người đọc, sau đó, sẽ không thoát khỏi một cảm giác ngờ ngợ: Dường như cái định hướng cụ thể của Tuyên Giáo TƯ hiện giờ chính là Bình Thường Hóa Ý Niệm Tự Hào Là Chư Hầu TQ. Giống như giai đoạn ủi bãi cho một trận đổ bộ. Hiềm một nỗi: lãnh đạo ta tự ủi bãi cho hồng quân bắc phương đổ bộ. Bằng không thì đã chẳng có câu hỏi cà lăm “Biểu tình Trường Sa Hoàng Sa là của Việt Nam như thế là lợi hay là hại? Lợi hay hại???”. Hoặc giả, chí ít, đó cũng là cái tâm thức vọng bái thiên triều của lãnh đạo ta, thường được mệnh danh là cái “sứ mệnh được lịch sử giao phó”, đang trên đà “công bố công khai”?

ĐTL: Dạ, mà đã thế thì từ chức, cách chức hay bãi chức… từng đảng viên sai trái thì cần bao lâu mới giải nhiệm hết cả 3 triệu đảng viên? Đó đâu phải là giải pháp cho một VN cất cánh, bác nhỉ?

CĐM: Khi mà lãnh đạo đã định hướng bình thường hóa thái độ cúi đầu vọng bái thiên triều thì VN ta chỉ có thể là một châu huyện nào đó chứ còn mong cất cánh đi đâu! Thành thử, có khi phải coi lại: Có một tác giả bên lề trái nào đó, bực mình quá, đã gọi cu Quát là hán gian. E rằng không chỉnh lắm. Hán gian là khi nào người đó có hành động gì gây bất lợi cho đại hán, chứ đàng này, cu Quát đang cùng lãnh đạo ta cắm đầu ủi bãi cho đại hán, thì lẽ ra phải gọi là hảo hán mới đúng chứ! Rồi, nhân đó điểm qua một vòng truyền thông lề trái, thông qua hàng ngàn góp ý cấp kỳ về từ “ngang ngược”, mới thấy do đâu mà Bang Thờ Giặc cứ canh cánh một nỗi lo ngày đêm về tính phản biện của làng dân báo. Có lẽ vì thế mà ngay cả cu Quát nhà mình, dù đã mất việc bên Tuyên Giáo TƯ và chẳng liên hệ gì đến bộ TT-TT, cũng nhì nhằng phát ngôn đòi quản lý bloggers: “Blog là ngôn luận cá nhân, chính vì vậy phải có sự quản lý của nhà nước. Mỗi blog đều phải đăng ký và khi phát ngôn phải được pháp luật cho phép. Những blog làm ảnh hưởng đến xã hội, an ninh quốc gia… phải chịu trách nhiệm trước pháp luật”. Bây giờ, chính trang mạng do cu Quát quản lý đang làm ảnh hưởng đến xã hội, an ninh quốc gia. Liệu là cu Quát sẽ nuốt lại những đao to búa lớn từng phun ra đó cách nào cho ổn?

ĐTL: Dạ, bác dạy chí phải. Các phán quan nhà ta vẫn thường vấp té bởi chính các lời phán không lâu trước đó. “Cu Quát”nhà bác không là một ngoại lệ đâu. Trong một cuộc phỏng vấn in báo hồi tháng 2-2007, cựu Phó ban TT-VH-TƯ đã nhấn mạnh rằng: “Không có luật nào giám sát tốt bằng quần chúng nhân dân”. Bây giờ là lúc thấy ra nhân nào quả đó đấy chăng? Cháu cảm ơn bác đã dành nhiều thì giò trao đổi và tâm tình. Trước khi tạm ngưng cuộc phỏng vấn hôm nay, bác có muốn nói thêm điều gì không ạ?

CĐM: Ngắn gọn thôi! Quần chúng nhân dân nhà em, sau khi giám sát cẩn thận, chỉ muốn hét to một lần cho hả: “TIÊN SƯ THẰNG NGANG NGƯỢC!”.

03-10-2009, nhân ngày tổng kết và trao giải cuộc thi Biển Đảo tại thành phố Hạ Long.

Blogger Đinh Tấn Lực

Kích cầu đi về đâu?

Cái gói kích cầu 20 ngàn tỉ đã lặng lẽ rơi vào túi các tập đoàn, các tổng công ty nhà nước, các công ty kinh tài của đảng, các doanh nghiệp CÔCC (con ông cháu cha hay của ông của cha cũng rứa). Có thằng DN trần xì tư nhân nào được cho vay ưu đãi 5% chỉ tui coi? Mấy thằng đó làm kinh tế thua lỗ tứ lung tung, ngấp nghé phá sản, lời giả lỗ thật. Tài sản NN (chính xác là tài sản của ND) lần lần biến thành tài sản của quan chức, của "tư bẩn" đỏ; Thành villar, biệt thự, trang trại, sân golf, resort, văn phòng cao cấp cho thuê, xế hộp deluxe... vẫn không biết để đâu cho hết, bèn tẩu tán ra nước ngoài qua đường du học, đầu tư vào các cổ phần trong ngoài nước, gửi bank nước ngoài... Và để cố bám víu quyền lực, bọn chúng cũng bày vẽ ra "gói kích cầu", cho vào những cái túi không đáy đó, hòng cứu vãn sự sụp đổ không sao tránh khỏi.
Hãy xem các tập đoàn, các tổng công ty, các DNNN làm ăn ra sao:

Đa dạng hóa đầu tư của Tập đoàn và DNNN:
Nguy cơ lãng phí nguồn lực quốc gia

09:02-16/09/2009

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN),
ngoài lĩnh vực sản xuất kinh doanh
truyền thống còn đầu tư tới 3.590 tỷ
đồng sang các lĩnh vực khác như bất
động sản, tài chính-ngân hàng…
Trong nền kinh tế hiện đại, đa dạng hóa đầu tư trở thành yêu cầu và xu hướng phát triển ngày càng đậm nét của các doanh nghiệp (DN) và tập đoàn kinh tế (TĐ) trên thế giới. Tuy nhiên, xu hướng này cũng có thể dẫn đến sự suy yếu hay sụp đổ của nhiều DN và TĐ, đặc biệt khi các hoạt động đầu tư này được tiến hành bằng vốn đi vay, trong khi thiếu cơ chế quy trách nhiệm và kiểm soát đầu tư hiệu quả ...

Đầu tư ra ngoài lĩnh vực truyền thống
Thực tiễn cho thấy, việc hoạt động đa ngành nghề, lĩnh vực cũng có tính hai mặt của nó: Một mặt, nếu DN đi đúng hướng và đầu tư có hiệu quả thì điều này sẽ giúp nâng cao vị thế của DN và đạt được những mục tiêu mới; mặt khác, nếu “chệch hướng” hoặc đầu tư có tính đầu cơ, chụp giựt, khai thác các cơ hội độc quyền ngắn hạn, không hiệu quả, thì hoạt động này có thể làm suy sụp hình ảnh, thậm chí đánh mất thương hiệu, gây ra những thiệt hại to lớn khó lường cho DN nói riêng và nền kinh tế nói chung.
Khi đa dạng hóa đầu tư, nhất là trong các lĩnh vực mới mẻ, ít nhiều bản thân DN đánh mất đi lợi thế cạnh tranh vốn có của mình. DN rất dễ mắc sai lầm, thậm chí phải trả giá đắt do sự phân tán các nguồn lực, thiếu kỹ năng thẩm định công nghệ, thiếu các thông tin cập nhật, thiếu kinh nghiệm quản lý và phản ứng thị trường. Việc kiểm soát vốn vào hoạt động đa lĩnh vực là rất phức tạp, nếu làm không tốt thì sự thất thoát, lãng phí và khả năng đổ vỡ tài chính hoàn toàn có thể xảy ra. Đặc biệt, với khả năng tài chính có hạn của mình, việc đầu tư vốn dàn trải sẽ buộc DN phải tìm đến các nguồn vốn mới, với những điều khoản thương mại ngặt nghèo. Điều này rất dễ đưa họ sa vào chiếc bẫy nợ nần…

Mỗi cái “bắt tay” của các tập đoàn đều là những con số đầu tư, kinh doanh không nhỏ.
Nhưng hiệu quả hoạt động thực sự lại là điều đáng bàn
Theo kết luận của Kiểm toán Nhà nước năm 2008 và gần đây, sau khi thực hiện 135 cuộc kiểm toán tại 35 tỉnh thành ở 20 Bộ, 23 TĐ, nhiều tổng công ty (TCT) và tổ chức tài chính, cuối tháng 7/2009 vừa qua, Kiểm toán Nhà nước đã công bố kết luận với nhiều thông tin đáng chú ý. Tập đoàn Bưu chính Viễn thông (VNPT), ngoài các sản phẩm, dịch vụ liên quan tới viễn thông và công nghệ thông tin, còn mở rộng sang lĩnh vực gồm dịch vụ quảng cáo, kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phòng. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), ngoài lĩnh vực sản xuất kinh doanh điện năng, viễn thông công cộng và cơ khí điện lực, còn đầu tư 3.590 tỷ đồng (chiếm 4,82% vốn chủ sở hữu) sang lĩnh vực bất động sản, tài chính-ngân hàng. Tập đoàn Cao su Việt Nam (VRG) cũng không chịu bó khuôn trong lĩnh vực cao su, mà còn nhảy sang ngành cơ khí, quản lý khai thác cảng biển, vận tải, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng, kinh doanh bất động sản, kinh doanh dịch vụ khách sạn, du lịch nội địa, quốc tế. TĐ Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam (Vinashin) ngoài lĩnh vực chuyên sâu của mình, cũng đã đầu tư dịch vụ vận tải biển, thủy điện, tài chính, chế tạo cơ khí và dư nợ phải trả gấp hàng chục lần vốn chủ sở hữu; TCT Hàng hải (Vinalines) và TĐ Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đầu tư ra ngoài lĩnh vực chuyên môn lần lượt là 873,78 tỷ đồng (chiếm 11,8% vốn chủ sở hữu) 1.786 tỷ đồng (chiếm 16,15% vốn chủ sở hữu).

Lỗ và Nợ
Vẫn theo kết luận nói trên của Kiểm toán Nhà nước, kết quả kiểm tra của 224 đơn vị thành viên thuộc 16 TĐ&TCT cho thấy: số doanh nghiệp làm ăn thua lỗ chiếm gần 10%. Chỉ riêng vụ đầu tư sản xuất điện thoại để bàn đã làm tổn thất khoảng 1.700 tỷ đồng cho một TĐ. Còn theo kết quả kiểm toán năm 2008, tổng số nợ của các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) lên tới 181.000 tỷ đồng. Năm 2008, nhiều DNNN có số nợ phải trả gấp nhiều lần số vốn chủ sở hữu. Trong số 70 TĐ&TCT có báo cáo, thì có 30 đơn vị có hệ số nợ phải trả trên vốn vượt trên 3 lần, thậm chí nhiều doanh nghiệp vượt trên 20 lần, ví dụ như TCT Xây dựng công trình giao thông 5 (gấp 42 lần), TCT Xây dựng công trình giao thông 1 (gấp 22,5 lần), TCT Lắp máy Việt Nam-Lilama (gấp 21,5 lần), Vinashin (gấp 21,8 lần)... (xem box 1)
Những khoản cho vay của các công ty tài chính, ngân hàng có vốn góp của TĐ&TCT Nhà nước có nhiều rủi ro vì các điều kiện và thủ tục vay vốn rất đơn giản (như không bắt buộc phải có đủ tài sản đảm bảo cho khoản vay), chưa kể những khoản cho vay này còn có nhiều ưu đãi.

Một số đơn vị thua lỗ nhiều trong năm 2006 là Tổng công ty Lắp máy Việt Nam lỗ lũy kế đến tháng 12/2007 là 23,4 tỷ đồng, Tổng công ty xây dựng Sài Gòn lỗ 90,4 tỷ đồng, Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 8 - 93,4 tỷ đồng và Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 5 lỗ 102,7 tỷ đồng... Các Tổng công ty khác như Khánh Việt, Địa ốc Sài Gòn, tuy số lãi theo báo cáo là trên 600 tỷ đồng, nhưng số nợ phải trả hơn 4.600 tỷ đồng, chiếm lần lượt là 40 và hơn 60% tổng nguồn vốn. Như vậy, mặc dù lợi nhuận trước thuế, theo báo cáo của kiểm toán, đạt gần 1.800 tỷ đồng, nhưng số nợ phải trả quá lớn.
Tập đoàn Dầu khí đầu tư 5.780 tỷ đồng, trong đó ngân hàng 1.100 tỷ đồng, công ty Chứng khoán 76,5 tỷ đồng, công ty Tài chính 4.005 tỷ đồng, công ty Bảo hiểm 570 tỷ đồng, Quỹ đầu tư 29 tỷ đồng; Tập đoàn công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam đầu tư 1.894 tỷ đồng, trong đó lĩnh vực ngân hàng 344 tỷ đồng, bảo hiểm 1.462 tỷ đồng (Bảo Việt), quỹ đầu tư 88 tỷ đồng... Bên cạnh đó, tình trạng DNNN thành lập quá nhiều công ty con, công ty liên kết hoạt động trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác hẳn với lĩnh vực sản xuất kinh doanh trước đây ngày càng phổ biến…
Đáng quan ngại hơn, một số TĐ&TCT đã dành một lượng vốn khá lớn đầu tư vào ngân hàng, bảo hiểm hoặc mua bán cổ phiếu trên thị trường… Điều này dễ dẫn đến đổ vỡ dây chuyền khi mất khả năng thanh toán. Theo báo cáo của 70 TĐ&TCT, thì có tới 28 đơn vị hoạt động đầu tư chứng khoán, thành lập công ty chứng khoán, đầu tư vào công ty quản lý quỹ, ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm với tổng giá trị đầu tư là 23.344 tỷ đồng, chiếm 8,7% vốn chủ sở hữu và 20% tổng số vốn đầu tư ra ngoài. (xem box 2)
Có thể nói, những hoạt động đầu tư “năng động quá mức”, mang tính tranh thủ khai thác các cơ hội độc quyền hoặc lợi ích ngắn hạn của các DNNN này, nếu không được kiểm soát nghiêm ngặt, thì rất dễ trở thành những “trái bom hẹn giờ” có sức công phá mạnh, gây tổn thất nặng nề, thậm chí là những đổ vỡ toàn diện khó lường cho đời sống kinh tế-xã hội đất nước. Bài học nhãn tiền mới đây của nền kinh tế Mỹ có thể nói là một ví dụ sinh động nhất. Còn ở Việt Nam, tiêu cực gây thất thoát một số lượng lớn vốn của Nhà nước trong quá trình cổ phần hóa của một số “Đại gia” vừa được khui ra liệu có phải là phần nổi của tảng băng chìm và coi là “ngòi nổ” cho việc phát hiện ra hàng loạt các vụ tiêu cực nhạy cảm khác?

Nhập nhèm và thiếu trách nhiệm
Đặc biệt, sự sai lệch, không phản ánh đúng thực tế tài sản, doanh thu và kết quả kinh doanh là hiện tượng khá phổ biến trong báo cáo tài chính của nhiều đơn vị. Theo kết luận của Kiểm toán Nhà nước, những khiếm khuyết nói trên lại tập trung ở nhiều “ông lớn” như TKV, EVN, Vinalines, Lilama, Sabeco (TCT Bia-Rượu-Nước giải khát Sài Gòn)...
Vì lý do này, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị tăng thu ngân sách Nhà nước năm 2007 thêm 4.166 tỉ đồng (chủ yếu từ các khoản thuế và phí, lệ phí); đề nghị giảm chi ngân sách Nhà nước 2.731 tỉ đồng (gồm chi sai, quyết toán sai chế độ, không đúng nguồn kinh phí…).
Trong năm qua, các DNNN chiếm giữ tới hơn 50% tín dụng đầu tư Nhà nước, 70% tổng dư nợ quốc gia và hơn 80% tổng dư nợ tín dụng của các ngân hàng thương mại. Hiệu quả đầu tư của các TĐ, TCT và DNNN nói chung cả trong và ngoài nước đều không cao, và thường là thấp nhất nếu so với các mức đầu tư và kinh doanh tương tự của tư nhân hoặc các nhà đầu tư nước ngoài.
Tình trạng trên có nhiều lý do, nhưng trong đó phải kể đến đặc điểm của chủ sở hữu. Chủ sở hữu là Nhà nước thường dẫn đến cảnh “cha chung không ai khóc”. Chưa kể tới cơ chế tuyển dụng lao động, cơ chế quản lý vốn đầu tư (bao gồm cả việc lựa chọn lĩnh vực kinh doanh) thường bị áp đặt hoặc dễ dãi, gắn với lợi ích cục bộ, thậm chí do lợi ích cá nhân và phe nhóm, lợi dụng vốn Nhà nước để “đánh quả” và trục lợi. Bên cạnh đó, còn phải kể đến việc cơ chế ra quyết định đầu tư vừa phức tạp, chậm trễ, vừa lỏng lẻo, theo chủ nghĩa hình thức, tạo nhiều cơ hội cho tham nhũng phát sinh, phát triển…
Thực tế đang cho thấy để giữ vững sự an toàn và ổn định hệ thống, cũng như nâng cao hiệu quả đầu tư xã hội, cần có những cảnh báo cấp thiết về việc phải ngăn chặn kịp thời sự “liên minh” có thể (hoặc đã) xảy ra giữa một số TĐ&TCTNN với các ngân hàng thương mại Nhà nước và các quan chức có liên quan trong việc vay và cho vay vốn, đầu tư chéo, đầu tư đa ngành có giá trị lên tới hàng ngàn tỷ đồng, nhưng lại mang đậm tính đầu cơ, trục lợi cá nhân hoặc phe nhóm, lũng đoạn thị trường và lãng phí các nguồn lực quốc gia. Thực tế cũng cho thấy để xứng đáng là trụ cột quốc gia và tấm gương sáng trong nền kinh tế, cần có những đổi mới căn bản hơn nữa về cơ chế kiểm soát và phân định, xử lý trách nhiệm thích đáng trong đầu tư, nhất là đầu tư ra ngoài nhiệm vụ chính trị chủ yếu của
các DN và TĐ…

Nguyễn Minh Phong



Hai mươi ngàn tỉ đồng kích cầu đợt một chẳng mấy chốc bốc hơi nhanh chóng, không đi vào sản xuất mà đi vào chứng khoán và địa ốc, đất đai...
Cảm thấy vẫn chưa đủ, bọn quan chức lại đang chuẩn bị cho gói kích cầu thứ hai, thứ ba... để vơ vét nốt tài sản còn sót lại của quốc gia, với sự tiếp tay của các Quỹ đầu cơ nước ngoài (Hedge Fund)



Kịch bản sẩy ra y chang như Thomas L. Friedman đã tiên lượng trong cuốn Thế giới phẳng - the world is flat. Ông gọi tên nó là "Những con thú điện tử":




Lạm phát là điều chắc chắn, dữ dội hơn năm ngoái rất nhiều. Cái gì không hợp quy luật đương nhiên bị đào thải, sớm trễ thôi!

"Dự thảo đề án thành lập quỹ bảo trì đường bộ đang được Bộ Giao thông vận tải (GTVT) xây dựng, dự kiến sẽ thu phí theo đầu môtô, xe máy khi đăng ký mới và phí lưu hành ôtô để lấy nguồn vốn cho bảo trì đường bộ" nói lên điều gì? Tại sao từ nhiều năm trước NN đã tổ chức thu phí cầu đường thông qua xăng dầu, thế tiền phí đó đi đâu? Và hiện tồn tại rất nhiều trạm thu phí bất hợp lý, một đoạn đường mươi cây số có khi phải chịu 2 lần phí, phí chồng lên phí! Gói kích cầu vừa rồi đặt trọng tâm cho việc đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, gỡ bỏ các nút thắt giao thông mà có thấy thực hiện gì đâu? Đường xá vẫn hư hỏng xuống cấp, ngập lụt kẹt xe ngày càng tăng, lô cốt vẫn cứ sừng sững trêu ngươi thiên hạ. Rồi nay lại bày trò thu phí theo đầu xe!
Khi anh làm ra một sản phẩm tốt, vì nhu cầu tiêu dùng, tôi sẵn sàng bỏ tiền ra mua. Đàng này anh bắt tôi phải "ứng tiền" trước để anh duy tu bảo trì, làm mới cầu đường. Ứng trước dài hạn, 10 năm, hai ba chục năm... cho đến khi xuống lỗ rồi mà tôi vẫn chẳng có đường tốt để đi. Đời con đời cháu tôi cũng cứ tiếp tục mãi như thế. Anh là ông cố nội chứ đâu phải đầy tớ!

Vấn đề ở chỗ bọn quan chức "tư bẩn đỏ" quá thừa mứa tiền bạc, đặt quyền lợi của chúng lên trên quyền lợi của nhân dân, lục lọi moi móc bằng mọi cách để móc túi người dân, để đạt thành tích bằng mọi giá. Gói kích cầu 20 ngàn tỉ (bắt đầu từ tháng 4/2009 => 12/2009 sắp hết hạn mà hiệu quả ra sao? Thay vì đi vào sản xuất làm ra của cải, tạo công ăn việc làm, cải tiến kỹ thuật, nâng cao giá trị sản phẩm, giảm giá thành, kích thích tiêu dùng... Thì lại nằm ì trong tài khoản của các doanh nghiệp quốc doanh, vay nợ mới đảo nợ cũ, không có dự án khả thi, chỉ biết ăn xổi ở thì, không có tầm nhìn xa trông rộng. Quyền lợi của bọn tư bẩn đỏ nếu không được duy trì thường xuyên, liên tục thì chúng sẽ quay đầu cắn xé nhau, hoặc tháo chạy tan tác. Các khoản nợ mà ngân hàng cho tư bẩn đỏ vay đều là các khoản nợ xấu, khó đòi, nếu không muốn nói là không thể đòi được. Nó nằm trong đất đai, chứng khoán, chứng từ ma, trong các "dự ớn" vẽ vời trên giấy... giá trị của các khoản đó được nâng vô tội vạ, không có thằng nào dám vô đó mà thẩm định thực giả, vì cơ quan thẩm định cũng là chúng nó. Nó vẽ ra cho chính nó thẩm định! Ngân hàng cũng là tụi nó luôn, cho vay kích cầu nhưng vẫn phải giao dịch dưới gầm bàn, chi phí GD không dưới 10%! Nói là cho vay ưu đãi cũng đúng, nói là cơ hội chia nhau tài sản nhân dân càng đúng hơn!
Gà què ăn quẩn cối xay. Ngân hàng vô mấy cái hầm cầu thúi hoắc đó mà đòi!

"Thu phí để nhân dân được hưởng dịch vụ tốt hơn"!
Lại giở trò lòe bịp, lường gạt, dỗ dành trẻ con!

Thứ Sáu, 2 tháng 10, 2009

Thiên tai hay nhân họa?


01/10/2009

Vietnamese police officers provide goods, foods to flooded area in Quang Tri Province, 30 Sep 2009
Bão Ketsana đổ bộ vào miền Trung và tràn lên khắp Tây Nguyên
Mấy ngày nay, cơn bão cực lớn số 9 mang tên Ketsana sau khi tràn qua Philippines đã đổ bộ vào miền Trung nước ta và tràn lên khắp Tây nguyên, đến tận Kon Tum và Pleiku.

Cơn bão này có gió giật mạnh đến cấp 10 (trên 100 km/giờ), mưa rất to, sóng biển cực lớn. Các hãng thuỷ văn quốc tế nhận định cơn bão Ketsana là vào loại lớn nhất trong 40 năm qua.

Qua Philippines, cơn bão này đã làm 86 người chết và 23 người mất tích, với những tổn thất chưa lường hết về nhà cửa, hoa màu, kho tàng, tàu thuyền, đường sá, cầu cống...

Ở Việt Nam, đến sáng 1-10, được biết số người chết là 92 người, số mất tích hơn 30, vượt con số của Philippines.

Trước những cơn bão lớn như thế, việc dự báo là cực kỳ hệ trọng. Dự báo cần sớm, kịp thời, trước 6 đến 4 ngày, chí ít là trước 3 hay 2 ngày, để người dân và ngư phủ có thời gian chuẩn bị đối phó; độ chính xác trong dự báo phải cao, hiện bão đang ở đâu, trung tâm bão đang ở điểm nào, di chuyển theo hướng nào, với tốc độ bao nhiêu, trong 2 giờ sau sẽ đến đâu và sẽ đổ bộ vào đất liền ở điểm nào, vùng nào? Các cơ quan dự báo phải chăm chú từng phút xem bão có thay đổi hướng, tốc độ di chuyển tăng hay giảm để kịp thời nhận định và loan báo ngay.

Cơ quan khí tượng Việt Nam lần này vẫn không làm được như thế. Với cơn bão Ketsana, cơ quan này đã phạm sai lầm nghiêm trọng, cực kỳ nghiêm trọng, gây chết người không ít.

Một phóng viên trong nước đưa tin, chiều 30-9-2009, bí thư tỉnh uỷ cộng sản tỉnh Quảng Ngãi là ông Phạm Đình Khối phải la trời lên trong một cuộc họp rằng :"Cơ quan khí tượng và đài phát thanh nhà nước đã vô cùng chủ quan, vô trách nhiệm, liên tiếp báo tin sai!". Hôm trước, đài báo đi báo lại rằng "cơn bão Ketsana sẽ đổ bộ vào bờ biển tỉnh Quảng Trị, phía Bắc đèo Hải Vân", rằng "Quảng Nam và Quảng Ngãi (ở phía Nam đèo Hải Vân) chỉ chịu ảnh hưởng của cơn bão."

Thế nhưng ngay đêm ấy và sáng hôm sau 30-9 cơn bão đã đổi chiều, ập vào Quảng Nam-Hội An, Quảng Ngãi, quét qua đảo Lý Sơn và vùng Dung Quất, gây bất ngờ khủng khiếp, và tổn thất tệ hại.

Trước đó, tất cả tàu thuyền ở ngoài khơi Quảng Bình, Quảng Trị đều bị cơ quan khí tượng xui dại, vội vã di chuyển về phía Nam suốt trưa đến đêm 29 để cố đến sớm vùng Quảng Ngãi(!) như hướng dẫn của đài phát thanh, thì than ôi, chính là để xông vào chính vùng tâm bão!

Chuyện kỳ cục nữa là lúc 14 giờ 30 bão đã ập vào vùng Quảng Ngãi rồi, thế mà lúc 16 giờ, sau đó 1 tiếng rưỡi, đài vẫn còn dự báo(!) là bão "sẽ đổ bộ vào đây tối nay"!

Vậy thì thiên tai hay là "nhân tai" đây! Và ai chịu trách nhiệm về những tổn thất, tính mạng, tài sản, máu, nước mắt, tàn phá và đau khổ của người dân, những tổn thất đau khổ lẽ ra không đáng có, khi bộ máy dự báo thời tiết có trình độ và có trách nhiệm, trong một chế độ có pháp luật - hành chính nghiêm.

Chuyện hệ trọng tiếp theo là chuyện cứu trợ khẩn cấp các nạn nhân. Chế độ hiện nay đang kêu gọi toàn dân nhường cơm sẻ áo, đóng góp tiền của cứu giúp đồng bào lâm nạn. Nhưng đồng bào phân vân. Vì bộ máy nhà nước hiện đã hư hỏng từ gốc lên ngọn. Quyên góp cho người nghèo, cho người tàn tật, cho nạn nhân chất độc da cam, sửa sang mộ liệt sỹ... đều bị các chức sắc lớn nhỏ đua nhau xà xẻo vô tội vạ, không chút ngần ngại và hổ thẹn, còn bênh che nhau, bảo vệ nhau...

Mạng lưới Bauxite Vietnam.Info rất có lý kêu gọi đồng bào tự đứng ra cùng nhau tổ chức quyên góp, qua những tổ chức của nhân dân, của xã hội dân sự, tổ chức nhẹ, gọn, công khai, minh bạch, gồm những con người lương thiện, tin cậy. Các hội từ thiện, tổ chức tôn giáo, hội hướng đạo, hội sinh viên học sinh có từ tâm, hội chia sẻ - nụ cười chẳng hạn, tổ chức cứu trợ, nhường cơm sẻ áo từng huyện, từng tỉnh..., với muôn vàn sáng kiến sinh động, thực tế, có hiệu quả; tất cả nhằm mục đích mọi tấm lòng chia sẻ với bà con ruột thịt có thể nhanh chóng đến tận tay bà con, không bị ăn chặn, ăn bớt, xà xẻo bởi một bộ máy cai trị mà tham nhũng đã thành bản chất.

Xã hội dân sự đang lừng lững đi tới - như nhà văn Nguyên Ngọc nhận định, vì nhân ái từ tâm là thuộc về Minh triết Dân tộc Việt Nam.