Thứ Năm, 27 tháng 11, 2014

Tang lễ Bà Cố Théresa, mẹ bạn tôi.

Sáu giờ động quan, theo quan tài bà cố đến nhà thờ Thánh Mẫu. Đúng 7g, cử hành thánh lễ đồng tế do một vị Giám mục địa phận Xuân lộc chủ tế, các cha địa phương và ông LM bạn tôi từ bên Mỹ về trợ tế, diễn ra long trọng và hết sức cảm động với bài giảng chia tay mẹ của bạn tôi.

Cha Hùng giảng về cái chết và sự sống lại, như một sự thanh tẩy để đưa còn người về cõi vĩnh hằng: Thiên Chúa tạo ra con người từ cát bụi, thổi hơi thở của Ngài vào thân xác đó, ban cho nó sự sống. Thân xác hữu hình đó chứa đựng hơi thở của TC, hơi thở đó chính là linh hồn vô hình, vô minh, vô ảnh, bất diệt. Cái chết là sự kết thúc của thể xác, trả nó về cát bụi nơi mà nó đã từng là. Thiên Chúa chỉ "lấy lại" hơi thở của Ngài, lấy lại "cái" linh hồn mà Ngài đã giao phó cho thế gian mà thôi. Cái chết là sự giải thoát cho linh hồn tìm về nguồn cội, về với TC, với những điều răn dạy của người: "Ai theo ta thì dù có chết cũng sẽ được sống lại. Kẻ nào sống mà tin ta thì sẽ không phải chết đời đời!"

"Đúng 100 ngày trước đây, con đã trở về làm lễ mở tay tại ngay chính bàn thờ này. Chính con đã trao Mình Thánh Chúa cho mẹ đón nhận vào lòng. Mẹ đã chứng kiến thành quả mà Chúa giao phó. Mẹ ơi, mẹ sinh ra thân xác này, nuôi nấng dạy dỗ con nên người, với bản tánh loài người, con vô cùng mang ơn mẹ. Mẹ đã thuận theo ý muốn của Chúa, giao linh hồn và thể xác con cho Chúa, để con nên một tông đồ, thành mục tử chăn dắt đàn chiên của Ngài...Với bản tính TC, mẹ đã hoàn thành sứ mệnh. Giờ đây, Chúa đón Mẹ về, đón linh hồn chị em của con về trước. Con còn phải làm xong sứ mệnh được giao và cũng sẽ đoàn tụ với linh hồn mẹ trong nước Chúa. Mẹ hãy cầu bầu cho con và tất cả những anh chị em còn ở thế gian này cùng chung hưởng phúc bên Chúa...

Sứ mệnh của Cha Hùng là đi gặt hái những gì mà TC đã gieo trên cánh đồng trần gian. Những linh hồn mồ côi lưu lạc khắp nơi mà Cha phải tìm kiếm. Dù bị bách hại và chèn ép đến đâu, chắc chắn đàn chiên TC và mùa màng bội thu của Ngài vẫn sẽ được các mục tử miệt mài chăn dắt và thu hoạch vào bồ nước trời.

Bố mẹ Cha Hùng cùng với hàng triệu dân Công Giáo miền Bắc, đã phải từ bỏ ruộng vườn, nhà cửa, quê cha đất tổ, di cư vào Nam lánh nạn CS. Phát Diệm, Ninh Bình nơi có một nhà thờ hoàn toàn bằng đá, do chính một vị LM An Nam dựng lên, là quê hương của họ. (Không hiểu bằng cách nào mà LM Trần Lục đã có thể điều động giáo dân tham gia vận chuyển đá từ nơi khác về để tạo nên một kiến trúc độc đáo của người CGVN như thế này: http://vietcatholic.net/News/Html/41635.htm

Cha Hùng đi tu từ khi mới 12 tuổi, là một người bạn học cùng lớp với tôi, tuy Cha lớn hơn tôi 2 tuổi. Cha đã phải bỏ học 2 năm để ở nhà phụ bố mẹ làm rẫy nuôi các em ăn học. Vì ơn kêu gọi, Cha phải bỏ bố mẹ và các em ở lại BL để về SG đi tu. Sau khi miền Nam rơi vào tay CS, Cha không còn được tu nữa, nhà dòng đóng cửa. lại trở về BL giúp xứ, nhưng không thể trở thành LM được. Trường học của GX trở thành trường quốc doanh. Cha phải tìm cách vượt biên, được định cư bên Đức hơn 10 năm. Xã hội Đức không được cởi mở với tính cách bảo thủ vẫn còn nặng nề của châu Âu, Cha vẫn không thể trở thành LM. Sau cùng Cha gặp một LM người Mỹ sang thăm viếng GHCG Đức, với nguyện vọng tha thiết trở thành một LM, vị LM người kia đã đón Cha sang Mỹ...

Với niềm tin cậy vô bờ bến vào Chúa, Cha đã chịu đựng sự phân biệt đối xử, chịu đựng sự ly gián của CS, cách ly Cha với đàn chiên của người. Cha đã phải tìm kiếm Chúa từ nơi xa lạ. Có lẽ cũng do ý muốn thử thách đó của Chúa mà LM Phê-Rô Nguyễn Thái Hùng trở về quê hương làm lễ mở tay đã được toàn giáo xứ Thánh Mẫu, đại diện Giáo Phận Xuân Lộc nghinh đón trọng thị...

Trên gác đàn vọng vang tiếng hát thiết tha lời cầu nguyện, hòa cùng với tâm sự của Cha Hùng, cùng với mọi người có mặt hôm nay:

"Lạy Chúa từ nhân,
xin cho con biết mến yêu và phụng sự Chúa trong mọi người.
Lạy Chúa,
xin hãy dùng con như khí cụ bình an của Chúa.
Để con đem yêu thương vào nơi oán thù,
đem thứ tha vào nơi lăng nhục,
đem an hòa vào nơi tranh chấp,
đem chân lý vào chốn lỗi lầm.
Để con đem tin kính vào nơi nghi nan,
chiếu trông cậy vào nơi thất vọng.
Để con dọi ánh sáng vào nơi tối tăm,
đem nguồn vui đến chốn u sầu.

"Lạy Chúa, xin hãy dạy con:

Tìm an ủi người hơn được người ủi an,

tìm hiểu biết người hơn được người hiểu biết,

tìm yêu mến người hơn được người mến yêu.

Vì chính khi thứ tha là khi được tha thứ,

chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân.

Vì chính khi hiến thân là khi được nhận lãnh,

chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời.

Ôi Thần Linh thánh ái, xin mở rộng lòng con.

Xin thương ban xuống những ai lòng đầy thiện chí : ơn an bình"".

Buổi lễ kết thúc bằng nghi thức làm phép xác. Quan tài bà cố Théresa được di chuyển bằng xe đẩy ra nghĩa trang giáo xứ cách nhà thờ vài trăm mét. Những lời cầu nguyện cuối cùng của cha Hùng, lời cảm tạ của gia đình... Những nắm đất chung tay chôn cất bà lần lượt ném xuống, phủ lấp một đời người gian nan cực khổ.

Thứ Hai, 5 tháng 10, 2009

Đề cử bài dự thi: Cuộc thi viết tìm hiểu Biển Đảo VN do báo điện tử Đảng Cộng Sản phát động.



Nhắc lại bài: Đề cử bài dự thi " Phân viện báo chí và tuyên truyền", của phóng viên dân báo Đinh Tấn Lực:
Trên Blog "NguoiBuonGio" đang ra đề thi năm 2009, Phân viện báo chí và tuyên truyền: Bạn hãy phân tích đoạn tin sau của Thông Tấn Xã Việt Nam theo Lề bên trái:

"Việt - Trung tích cực đàm phán các vấn đề trên biển..."

Trong entry ngày 31/05/2009, Tớ đã viết:
"Thằng cha Đinh tấn Lực có bài "Phúc Trình Ngoại Giao ngày 27/5/2009" hay quá, mình định cho hắn điểm 10 chung với "Bài làm đề thi Phân Viện Báo Chí Tuyên Truyền" của tên Người Buôn Gió. Nhưng tình cờ sang trang Tạp chí Da Màu thấy có bài này còn hay hơn nữa (http://damau.org/archives/author/nguyentattrung/), mình "đề cử dự thi", và cho điểm 10, còn bài của hai tên kia thì trừ đi 0,25 điểm, còn 9,75...."

Lần này, thể theo "yêu cầu đề cử": cuộc thi viết tìm hiểu Biển Đảo VN do báo điện tử Đảng Cộng Sản phát động, tớ đề cử bài: "Tiên sư thằng ngang ngược!"
Tớ quyết định "tự chấm" cho tên ĐTL 20/20, điểm cao nhất của cuộc thi, đồng thời sẽ trao giải xuất xắc cho hắn tại buổi lễ tổng kết và trao giải cuộc thi này sẽ được tổ chức vào ngày 3-10 tại thành phố Hạ Long, Quảng Ninh.
Truyền cho tên ĐTL mau mau thu xếp hành trang lên đường nhận giải (không cần đem theo bồ nhí, vì trưởng ban tổ chức Đào duy Quát đã bố trí một em chân dài thơm như múi mít lên trao vòng hoa, đồng thời theo sát phục vụ tại khu du lịch Tuần Châu)

Tiên Sư Thằng Ngang Ngược!
Của phóng viên dân báo Đinh Tấn Lực (Thông tấn xã Quán Cóc).
Oct 3, '09 3:41 PM
for everyone
Tiên Sư Thằng Ngang Ngược!

. Đinh Tấn Lực phỏng vấn “cậu đánh máy”

LTS: Nhân vụ việc nổi cộm trong dư luận quần chúng nhân dân về lời biện giải “tai nạn nghề nghiệp” của Tổng biên tập tờ báo mạng ĐCSVN, đăng trên Tuổi Trẻ Online ngày 30-9-2009, phóng viên dân báo Đinh Tấn Lực của Thông tấn xã Quán Cóc (TTXQC) đã thực hiện một cuộc phỏng vấn ngắn với người đương thời là “cậu đánh máy”, nhân vật chính của bài biện giải nói trên.

Đinh Tấn Lực (ĐTL): Dạ, mong bác thứ lỗi cho. Tàu xe bị đọng lại ở vùng lũ miền Trung khiến cháu trễ hẹn cuộc phỏng vấn bác đến cả ngày. Xin bác sơ lược qua ít dòng lý lịch trích ngang để tiện giới thiệu đến độc giả bổn báo ạ!

“Cậu Đánh Máy” (CĐM): Ấy, bác nhà báo cho phép nhà em thông qua phần lý lịch tên họ với tuổi tác nhá! Không tiện lắm đâu! Nhà em chưa được hưởng quy chế phát ngôn cho cơ quan, cũng chưa được tập huấn kỹ thuật tiếp cận báo giới, cho nên, bác nhà báo cứ gọi là “cậu đánh máy” như nhiều người ở đây vẫn thường gọi đi nhá! Còn, sơ lược về sự nghiệp đánh máy thì nhà em đã từng có mấy mươi năm phục vụ cụ Tùng là bố của cu Quát ấy. Từ thời máy đánh chữ có từng que bật cho mỗi ký tự, cho tới thời bàn phím XP với bộ gõ Vietkey hôm nay. Qua cả hai trào cụ Tùng làm quan cầm chịch Tư tưởng Văn hóa trong Bộ chính trị nhà ta đấy! Mãi sau năm 98, cụ Tùng chuyển sang chế độ từ trần, thì nhà em tưởng chừng sắp bị phục viên, sau nhờ cu Quát lưu dụng lại để đánh máy tiếp cho cơ quan đấy! Chỉ đánh máy thôi, còn chuyện đánh quả là của “trên”, nhà em xưa nay quyết không tham gia, và cũng chẳng vo ve vét vơ vồ vập gì sất, nên được cụ Tùng thương quý là thế!

ĐTL: Thời buổi này mà được cái nhân thân chất phác như bác là hiếm quý lắm. Lắm khi cái nhân thân tốt còn cứu được cả người nữa đấy bác ạ! Cứ xem mấy vụ án tham ô Tướng Sĩ Tượng gần đây thì rõ. Nhưng mà, cụ Tùng thương quý bác là thế, cớ sao “cu Quát” con cụ ấy vừa rồi lại báo cho cả nước biết là vì bác không gõ vào 2 từ “ngang ngược”, khiến bài báo ca tụng hải quân Trung Quốc diễn tập tại biển Đông trên trang mạng chính thức của đảng ta bỗng dưng bị “sai lệch thông tin” thế bác?

CĐM: Nói khí phải bác nhà báo bỏ qua cho: Ấy là cu Quát “cùng tắc biến” đấy thôi! Chứ còn, mang danh một nhà lý luận trung ương, phải căng người ngày đêm vò đầu bứt trán suy non nghĩ già để lập mưu tính kế tháo gỡ suốt 3 tuần lễ mà chẳng ra cái mẹo biện giải nào thì cũng mày ê mặt ế chứ chẳng đùa. Nhưng mà nói thật này, hồi năm 98, trong đận tham dự liên hoan thanh niên trên nước bạn Cuba, cu Quát quen tật táy máy thế nào trong đoàn, khiến cho một phóng viên gái của tờ SGGP nhiệt liệt tát tai cho một cái thậm nhục, tới nay vẫn còn dấu móng tay trên mấy vần thơ để đời của vợ trước, đại loại thế này: “…Hỡi người tình nọ đừng chua xót / Ăn tát còn hơn mất củ hành / Cái nết không chừa mà cứ thế / Có ngày bị thiến giữa trời xanh”. Còn thơ của bạn tình lại càng lâm li bi thiết hơn: “Em nghe con nhỏ nó tát anh / Còn dọa đưa anh ra pháp đình / …Thương anh tư cách nhà tuyên huấn / Tủi hổ thân em nỗi bạn tình”. Ấy thế, nhưng so với cái mẹo lấm la lấm lét đổ chất thải ra sông lần này thì, hỡi ôi, mới đích thực là cái tự tát tai lịch sử trong cuộc đời cách mạng và sự nghiệp lý luận của cu Quát nhà ta. Còn nói theo ngôn ngữ cựu pháo binh/phòng không của đương sự thì đây phải là phát tự nã vào chân mình bằng cao xạ 37 ly nòng đúp đấy bác nhà báo ạ!

ĐTL: Dạ, bác có đang vui miệng mà cường điệu quá chăng?

CĐM: Không đâu, bác nhà báo là dân viết lách thì biết rõ đấy: Có thêm vào hàng tá từ “ngang ngược” cũng đâu có làm thay đổi được cái nội dung hãnh tiến của tờ báo Hoàn Cầu về chủ quyền 9 vạch hình “lưỡi bò Nam Hải” của nó? Đâu có làm giảm thiểu tính khẳng quyết của bài báo rằng Hoàng Sa Trường Sa là của Thiên triều? Chưa nói là nó làm câu văn thêm phần lủng ca lủng củng, cho dù là có dấm da dấm dúi thậm thà thậm thụt thay từ “nhấn mạnh” bằng từ “tuyên bố”, sau khi đã cẩn thận gỡ bài khỏi mạng, thì cũng nhập nhằng ngô khoai vừng đỗ, chỉ tổ lòi cái dốt gút-gồ còn giữ nguyên bản chính, chẳng xứng chút nào với một tay cựu Thường trực Phó ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương, nguyên Phó ban Tuyên giáo Trung ương, nguyên Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng lý luận, phê bình VHNT Trung ương, đương kim Tổng biên tập Báo điện tử của cả đảng, và đương kim Chủ tịch Hội phát hành toàn quốc, như cu Quát nhà ta! Cũng đâu cách nào một từ “ngang ngược” lại có thể làm giảm đi cái tính tay sai lập công khuôn phò của kẻ ký duyệt cho pốt bài báo đó lên mạng? Vậy thì cái mẹo biện giải bằng cách nướng sống thuộc cấp, đẩy lính ra đền làm dê tế thần đó… liệu qua mắt được ai hoặc cứu vãn được gì? Hay chỉ tổ giúp cho thiên hạ hê ha hể hả cười nhổ vào mặt về cái tính vơ công đùn tội? Chứ không thì sao lại có blogger ví von trên Facebook rằng cu Quát “đái dầm ướt quần xong đổ vấy là bởi …chim đứa khác”? Chưa nói tới chuyện chức phận, càng không nên nói tới tư cách lãnh đạo uốn nắn tư tưởng đôi ba triệu người, chỉ nội con người trưởng thành bình thường thôi đã chẳng ai lại ngu si đốn mạt tự sỉ vả làm nhục đến cả gia phong mình đến thế! Không phải nã đại bác vào chân mình thì là gì?

ĐTL: Nhưng mà, Thanh tra bộ TT-TT đã ra quyết định xử phạt hành chính tờ báo đảng ta ở mức cao nhất rồi mà bác?

CĐM: Cu Quát nhà ta là Tổng biên tập, lẽ ra phải chịu trách nhiệm toàn bộ vụ việc, nhưng có phải tự trả tiền phạt đâu nào? Quyết định xử phạt đó là nhắm vào cơ quan, thì cơ quan phải trả, bằng tiền ngân sách, tức là từ tiền thuế của dân. Túm lại, há chẳng phải là đảng viên làm bậy, rồi đảng phạt bù vào dân đấy sao? Còn, so với bản án của các ký giả Tuổi Trẻ và Thanh Niên trước đây, hay so với lệnh đình bản và thu hồi thẻ nhà báo của ông Phó TBT báo Du Lịch gần đây thì sao? Nặng nhẹ thế nào? Công bằng công lý ở đâu? Mà cứ cái đà thi đua làm bậy thế này, nói thật, chẳng chóng thì chầy, bọn bá quyền phương Bắc sẽ nắm đủ tài liệu, chứng cớ về chủ quyền của nó từng được đường hoàng “công bố công khai” (theo đúng tinh thần quyết định QĐ97) trên dàn báo đảng ta, cả báo giấy lẫn báo mạng, cả báo Nhân Dân từ năm 56, 58 của thế kỷ trước, cho tới báo Công Thương mới đây, và chình ình một bãi trên cả cơ quan định hướng ngôn luận chính thức của đảng ta hôm nay. Nên nghĩ cho cùng, cái giá của cương thổ tươi đẹp, biển đảo rạng ngời và quốc thể oai phong ngần ấy mà chỉ có 30 triệu đồng, tức chưa đầy 2000 đô-la, thì …bèo quá, bác nhà báo ạ! Lại nữa, cái án phạt dây chuyền các biên tập viên và kỹ thuật viên có liên hệ của cơ quan thì lại do Tổng biên tập quyết định. Tức là kẻ có tội nặng nhất của vụ việc thì chẳng sứt mẻ tị nào, lại còn có toàn quyền tùy nghi định đoạt số phần của dàn thuộc hạ từng làm việc theo chỉ thị của hắn ta, mới là lạ! Mà như thế thì nhà em đã thấy trước cái hạn hạ cánh trắc trở của mình đã kề cận rồi đây! Thực sự thì đó cũng là chuyện bé bằng chân con muỗi, chẳng đáng bàn. Cái lệnh phục viên có bất ngờ mấy cũng chẳng đáng bực, đáng căm… cho bằng cái dẫm đạp phi nhân tính của “trên”. Hiềm nỗi, guồng máy XHCN là thế, không thay đổi đi thì sẽ vẫn thế, lãnh đạo ta cứ thế, cả nước đâu cũng thế, bác nhà báo ạ!

ĐTL: Dạ, bác nói chí phải! Giá mà “cậu đánh máy” là một em lưng ong chân ếch thì cái mẹo đổ vấy và dẫm đạp của “cu Quát” nhà bác đã khác nhiều rồi phỏng?

CĐM: Không chắc đâu bác nhà báo ạ! Có thể là không dẫm, song vẫn …đạp! Chứ không thì đã chẳng sinh con gái út vào năm 60 tuổi, lúc sắp phải rời ban TT-VH-TƯ để chuẩn bị về hưu. Chứ không thì đã chẳng dại gì trả lời phỏng vấn của báo Pháp Luật Thành Phố, rằng: “Làm công tác tư tưởng hay đi về địa phương, cơ quan, trường học… nên cũng được nhiều người yêu mến, hâm mộ…”. Cu Quát nhà ta coi đó là phần thưởng “bù giá vào lương” tại chỗ nên vẫn tự hào về “phong cách lãng mạn, hào hoa mà phái nữ rất ấn tượng” và đầy tai tiếng đó. Bệnh thì có thể chữa, nhưng đã thành tật rồi thì khó lắm! Có điều, những tuyên bố nhăng cuội như thế chỉ gói gọn trong phạm trù nhân cách, có tàn tệ mấy thì cũng chỉ ở một người. Đáng nói là những lời “công bố công khai” vượt qua cả tầm giới hạn làm nhục quốc thể, làm nhục nhân dân cả nước. Chẳng hạn như lời phát biểu chủ trì tại buổi họp báo về cuộc thi về Biển Đảo Việt Nam ngày 30-3-2009 vừa qua: “Các thế lực thù địch là nó chống phá ta gớm, gớm lắm các đồng chí ạ. Tôi có tổ chức đối thoại với các sinh viên tham gia cái cuộc, cái cuộc kích động do các thế lực thù địch tổ chức tháng 12 năm 2007. Tôi có hỏi: Làm cái gì? Để làm cái gì? Tôi hỏi các anh các chị. Các anh các chị làm như thế, biểu tình Trường Sa Hoàng Sa là của Việt Nam như thế là lợi hay là hại? Lợi hay hại???”…

ĐTL: Dạ, có phải đó là biểu hiện cái thói lộng ngôn thông thường của các phán quan không vậy bác?

CĐM: Không hẳn là chỉ do thói lộng ngôn đâu bác nhà báo ạ! Nó là cái huyết thống nô gia Lê Chiêu-Trần Ích đấy! Chính cái tâm thức tay sai di truyền coi giặc là …ông tổ đó mới là tiền đề dẫn đến sự xuất hiện của bài báo ca tụng hải quân thiên triều giữ gìn cái lưỡi bò biển đảo của chúng trên mạng của ta. Chẳng phải mới mẽ gì đâu, bởi đã có thơ rằng nó “vẫn khệnh khạng cứa vào nỗi nhục nhằn tuổi trẻ” đấy thôi! Cũng bởi thế mà cuộc thi Biển Đảo VN mới trở thành trò rối cạn của đảng ta mà không bị Bắc Kinh mắng mỏ, và đã được thực tiễn đánh giá không khác một nỗ lực ngốn tiền ngân sách chỉ để xì van áp suất của dư luận, trước khi quan thầy bá quyền bành trướng tung ra chiêu mới. Còn thói lộng ngôn thì chỉ có thể hiển thị qua những tuyên bố linh tinh khác. Thí dụ như lời khoe trong dịp tổ chức lễ ăn mừng trang mạng ĐCSVN đầy tuổi vào ngày 20-6-2004, rằng đã có hơn 45 triệu lượt người truy cập, chẳng hạn. Cho dù là thủ trưởng của cu Quát là Nguyễn Khoa Điềm thời bấy, ngay trong buổi kỷ niệm tuy linh đình mà không kém phần linh tinh đó, đã quạt nhẹ viên phó ban lộng ngôn: “phải có nhiều bài báo hay tổng hợp, phân tích về những vấn đề, sự kiện mang tính thời sự như vụ việc Tây Nguyên, chuyện giá cả leo thang, bớt tin ‘hiếu hỷ’…”.

ĐTL: Dạ, nói như bác thì đâu phải đó là thùng rỗng kêu to. Nó đầy ắp cái chủ trương rước giặc vào sân như ruớc đuốc thế vận, rất đỗi trọng thị và an toàn đấy phỏng?

CĐM: Quả giới bloggers nhà bác nhanh nhạy quá lắm! Đúng y như rằng cu Quát nhà ta chỉ là một biểu tượng nổi của cả cái Bang Thờ Giặc. Cứ đọc loạt bài chào mừng 60 năm quốc khánh TQ được “công bố công khai” trên các tờ Nhân Dân, QĐND, CAND… hay ngay cả những bài đại loại nói về “TQ 60 năm qua” trên các báo TTO, Thanh Niên, với hình ảnh các băng-rôn hoành tráng Nhiệt Liệt Chào Mừng… thì rõ. Tức là cả một chiến dịch ca tụng thành quả đã đạt và sắp đạt của Hoa Lục, hay ca tụng cái thế lưỡng cực Mỹ-Trung mờ mờ trước mắt. Người đọc, ở bước đầu, chỉ bực dọc với các thứ thô bỉ và kệch cỡm đồng loạt chào hàng. Từ các ứng xử về hải đảo Biển Đông cho tới bô-xít Tây Nguyên. Từ đơn xin về hưu của tay Kiển cho tới án phạt hành chính BBT trang mạng của ĐCSVN. Từ lệnh bắt khẩn cấp các bloggers Người Buôn Gió, Mẹ Nấm & TrangRidiculous… cho tới lá thư thanh minh của Bộ Tư pháp gửi IDS. Từ lời biện giải của Bộ Công Thương rằng “mạng của ta do Tàu quản lý” cho tới lời trần tình “tai nạn nghề nghiệp” của cu Quát… Nhưng, ráp nối hậu cảnh của các bản tin lại với nhau, người đọc, sau đó, sẽ không thoát khỏi một cảm giác ngờ ngợ: Dường như cái định hướng cụ thể của Tuyên Giáo TƯ hiện giờ chính là Bình Thường Hóa Ý Niệm Tự Hào Là Chư Hầu TQ. Giống như giai đoạn ủi bãi cho một trận đổ bộ. Hiềm một nỗi: lãnh đạo ta tự ủi bãi cho hồng quân bắc phương đổ bộ. Bằng không thì đã chẳng có câu hỏi cà lăm “Biểu tình Trường Sa Hoàng Sa là của Việt Nam như thế là lợi hay là hại? Lợi hay hại???”. Hoặc giả, chí ít, đó cũng là cái tâm thức vọng bái thiên triều của lãnh đạo ta, thường được mệnh danh là cái “sứ mệnh được lịch sử giao phó”, đang trên đà “công bố công khai”?

ĐTL: Dạ, mà đã thế thì từ chức, cách chức hay bãi chức… từng đảng viên sai trái thì cần bao lâu mới giải nhiệm hết cả 3 triệu đảng viên? Đó đâu phải là giải pháp cho một VN cất cánh, bác nhỉ?

CĐM: Khi mà lãnh đạo đã định hướng bình thường hóa thái độ cúi đầu vọng bái thiên triều thì VN ta chỉ có thể là một châu huyện nào đó chứ còn mong cất cánh đi đâu! Thành thử, có khi phải coi lại: Có một tác giả bên lề trái nào đó, bực mình quá, đã gọi cu Quát là hán gian. E rằng không chỉnh lắm. Hán gian là khi nào người đó có hành động gì gây bất lợi cho đại hán, chứ đàng này, cu Quát đang cùng lãnh đạo ta cắm đầu ủi bãi cho đại hán, thì lẽ ra phải gọi là hảo hán mới đúng chứ! Rồi, nhân đó điểm qua một vòng truyền thông lề trái, thông qua hàng ngàn góp ý cấp kỳ về từ “ngang ngược”, mới thấy do đâu mà Bang Thờ Giặc cứ canh cánh một nỗi lo ngày đêm về tính phản biện của làng dân báo. Có lẽ vì thế mà ngay cả cu Quát nhà mình, dù đã mất việc bên Tuyên Giáo TƯ và chẳng liên hệ gì đến bộ TT-TT, cũng nhì nhằng phát ngôn đòi quản lý bloggers: “Blog là ngôn luận cá nhân, chính vì vậy phải có sự quản lý của nhà nước. Mỗi blog đều phải đăng ký và khi phát ngôn phải được pháp luật cho phép. Những blog làm ảnh hưởng đến xã hội, an ninh quốc gia… phải chịu trách nhiệm trước pháp luật”. Bây giờ, chính trang mạng do cu Quát quản lý đang làm ảnh hưởng đến xã hội, an ninh quốc gia. Liệu là cu Quát sẽ nuốt lại những đao to búa lớn từng phun ra đó cách nào cho ổn?

ĐTL: Dạ, bác dạy chí phải. Các phán quan nhà ta vẫn thường vấp té bởi chính các lời phán không lâu trước đó. “Cu Quát”nhà bác không là một ngoại lệ đâu. Trong một cuộc phỏng vấn in báo hồi tháng 2-2007, cựu Phó ban TT-VH-TƯ đã nhấn mạnh rằng: “Không có luật nào giám sát tốt bằng quần chúng nhân dân”. Bây giờ là lúc thấy ra nhân nào quả đó đấy chăng? Cháu cảm ơn bác đã dành nhiều thì giò trao đổi và tâm tình. Trước khi tạm ngưng cuộc phỏng vấn hôm nay, bác có muốn nói thêm điều gì không ạ?

CĐM: Ngắn gọn thôi! Quần chúng nhân dân nhà em, sau khi giám sát cẩn thận, chỉ muốn hét to một lần cho hả: “TIÊN SƯ THẰNG NGANG NGƯỢC!”.

03-10-2009, nhân ngày tổng kết và trao giải cuộc thi Biển Đảo tại thành phố Hạ Long.

Blogger Đinh Tấn Lực

Kích cầu đi về đâu?

Cái gói kích cầu 20 ngàn tỉ đã lặng lẽ rơi vào túi các tập đoàn, các tổng công ty nhà nước, các công ty kinh tài của đảng, các doanh nghiệp CÔCC (con ông cháu cha hay của ông của cha cũng rứa). Có thằng DN trần xì tư nhân nào được cho vay ưu đãi 5% chỉ tui coi? Mấy thằng đó làm kinh tế thua lỗ tứ lung tung, ngấp nghé phá sản, lời giả lỗ thật. Tài sản NN (chính xác là tài sản của ND) lần lần biến thành tài sản của quan chức, của "tư bẩn" đỏ; Thành villar, biệt thự, trang trại, sân golf, resort, văn phòng cao cấp cho thuê, xế hộp deluxe... vẫn không biết để đâu cho hết, bèn tẩu tán ra nước ngoài qua đường du học, đầu tư vào các cổ phần trong ngoài nước, gửi bank nước ngoài... Và để cố bám víu quyền lực, bọn chúng cũng bày vẽ ra "gói kích cầu", cho vào những cái túi không đáy đó, hòng cứu vãn sự sụp đổ không sao tránh khỏi.
Hãy xem các tập đoàn, các tổng công ty, các DNNN làm ăn ra sao:

Đa dạng hóa đầu tư của Tập đoàn và DNNN:
Nguy cơ lãng phí nguồn lực quốc gia

09:02-16/09/2009

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN),
ngoài lĩnh vực sản xuất kinh doanh
truyền thống còn đầu tư tới 3.590 tỷ
đồng sang các lĩnh vực khác như bất
động sản, tài chính-ngân hàng…
Trong nền kinh tế hiện đại, đa dạng hóa đầu tư trở thành yêu cầu và xu hướng phát triển ngày càng đậm nét của các doanh nghiệp (DN) và tập đoàn kinh tế (TĐ) trên thế giới. Tuy nhiên, xu hướng này cũng có thể dẫn đến sự suy yếu hay sụp đổ của nhiều DN và TĐ, đặc biệt khi các hoạt động đầu tư này được tiến hành bằng vốn đi vay, trong khi thiếu cơ chế quy trách nhiệm và kiểm soát đầu tư hiệu quả ...

Đầu tư ra ngoài lĩnh vực truyền thống
Thực tiễn cho thấy, việc hoạt động đa ngành nghề, lĩnh vực cũng có tính hai mặt của nó: Một mặt, nếu DN đi đúng hướng và đầu tư có hiệu quả thì điều này sẽ giúp nâng cao vị thế của DN và đạt được những mục tiêu mới; mặt khác, nếu “chệch hướng” hoặc đầu tư có tính đầu cơ, chụp giựt, khai thác các cơ hội độc quyền ngắn hạn, không hiệu quả, thì hoạt động này có thể làm suy sụp hình ảnh, thậm chí đánh mất thương hiệu, gây ra những thiệt hại to lớn khó lường cho DN nói riêng và nền kinh tế nói chung.
Khi đa dạng hóa đầu tư, nhất là trong các lĩnh vực mới mẻ, ít nhiều bản thân DN đánh mất đi lợi thế cạnh tranh vốn có của mình. DN rất dễ mắc sai lầm, thậm chí phải trả giá đắt do sự phân tán các nguồn lực, thiếu kỹ năng thẩm định công nghệ, thiếu các thông tin cập nhật, thiếu kinh nghiệm quản lý và phản ứng thị trường. Việc kiểm soát vốn vào hoạt động đa lĩnh vực là rất phức tạp, nếu làm không tốt thì sự thất thoát, lãng phí và khả năng đổ vỡ tài chính hoàn toàn có thể xảy ra. Đặc biệt, với khả năng tài chính có hạn của mình, việc đầu tư vốn dàn trải sẽ buộc DN phải tìm đến các nguồn vốn mới, với những điều khoản thương mại ngặt nghèo. Điều này rất dễ đưa họ sa vào chiếc bẫy nợ nần…

Mỗi cái “bắt tay” của các tập đoàn đều là những con số đầu tư, kinh doanh không nhỏ.
Nhưng hiệu quả hoạt động thực sự lại là điều đáng bàn
Theo kết luận của Kiểm toán Nhà nước năm 2008 và gần đây, sau khi thực hiện 135 cuộc kiểm toán tại 35 tỉnh thành ở 20 Bộ, 23 TĐ, nhiều tổng công ty (TCT) và tổ chức tài chính, cuối tháng 7/2009 vừa qua, Kiểm toán Nhà nước đã công bố kết luận với nhiều thông tin đáng chú ý. Tập đoàn Bưu chính Viễn thông (VNPT), ngoài các sản phẩm, dịch vụ liên quan tới viễn thông và công nghệ thông tin, còn mở rộng sang lĩnh vực gồm dịch vụ quảng cáo, kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phòng. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), ngoài lĩnh vực sản xuất kinh doanh điện năng, viễn thông công cộng và cơ khí điện lực, còn đầu tư 3.590 tỷ đồng (chiếm 4,82% vốn chủ sở hữu) sang lĩnh vực bất động sản, tài chính-ngân hàng. Tập đoàn Cao su Việt Nam (VRG) cũng không chịu bó khuôn trong lĩnh vực cao su, mà còn nhảy sang ngành cơ khí, quản lý khai thác cảng biển, vận tải, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng, kinh doanh bất động sản, kinh doanh dịch vụ khách sạn, du lịch nội địa, quốc tế. TĐ Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam (Vinashin) ngoài lĩnh vực chuyên sâu của mình, cũng đã đầu tư dịch vụ vận tải biển, thủy điện, tài chính, chế tạo cơ khí và dư nợ phải trả gấp hàng chục lần vốn chủ sở hữu; TCT Hàng hải (Vinalines) và TĐ Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đầu tư ra ngoài lĩnh vực chuyên môn lần lượt là 873,78 tỷ đồng (chiếm 11,8% vốn chủ sở hữu) 1.786 tỷ đồng (chiếm 16,15% vốn chủ sở hữu).

Lỗ và Nợ
Vẫn theo kết luận nói trên của Kiểm toán Nhà nước, kết quả kiểm tra của 224 đơn vị thành viên thuộc 16 TĐ&TCT cho thấy: số doanh nghiệp làm ăn thua lỗ chiếm gần 10%. Chỉ riêng vụ đầu tư sản xuất điện thoại để bàn đã làm tổn thất khoảng 1.700 tỷ đồng cho một TĐ. Còn theo kết quả kiểm toán năm 2008, tổng số nợ của các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) lên tới 181.000 tỷ đồng. Năm 2008, nhiều DNNN có số nợ phải trả gấp nhiều lần số vốn chủ sở hữu. Trong số 70 TĐ&TCT có báo cáo, thì có 30 đơn vị có hệ số nợ phải trả trên vốn vượt trên 3 lần, thậm chí nhiều doanh nghiệp vượt trên 20 lần, ví dụ như TCT Xây dựng công trình giao thông 5 (gấp 42 lần), TCT Xây dựng công trình giao thông 1 (gấp 22,5 lần), TCT Lắp máy Việt Nam-Lilama (gấp 21,5 lần), Vinashin (gấp 21,8 lần)... (xem box 1)
Những khoản cho vay của các công ty tài chính, ngân hàng có vốn góp của TĐ&TCT Nhà nước có nhiều rủi ro vì các điều kiện và thủ tục vay vốn rất đơn giản (như không bắt buộc phải có đủ tài sản đảm bảo cho khoản vay), chưa kể những khoản cho vay này còn có nhiều ưu đãi.

Một số đơn vị thua lỗ nhiều trong năm 2006 là Tổng công ty Lắp máy Việt Nam lỗ lũy kế đến tháng 12/2007 là 23,4 tỷ đồng, Tổng công ty xây dựng Sài Gòn lỗ 90,4 tỷ đồng, Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 8 - 93,4 tỷ đồng và Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 5 lỗ 102,7 tỷ đồng... Các Tổng công ty khác như Khánh Việt, Địa ốc Sài Gòn, tuy số lãi theo báo cáo là trên 600 tỷ đồng, nhưng số nợ phải trả hơn 4.600 tỷ đồng, chiếm lần lượt là 40 và hơn 60% tổng nguồn vốn. Như vậy, mặc dù lợi nhuận trước thuế, theo báo cáo của kiểm toán, đạt gần 1.800 tỷ đồng, nhưng số nợ phải trả quá lớn.
Tập đoàn Dầu khí đầu tư 5.780 tỷ đồng, trong đó ngân hàng 1.100 tỷ đồng, công ty Chứng khoán 76,5 tỷ đồng, công ty Tài chính 4.005 tỷ đồng, công ty Bảo hiểm 570 tỷ đồng, Quỹ đầu tư 29 tỷ đồng; Tập đoàn công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam đầu tư 1.894 tỷ đồng, trong đó lĩnh vực ngân hàng 344 tỷ đồng, bảo hiểm 1.462 tỷ đồng (Bảo Việt), quỹ đầu tư 88 tỷ đồng... Bên cạnh đó, tình trạng DNNN thành lập quá nhiều công ty con, công ty liên kết hoạt động trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác hẳn với lĩnh vực sản xuất kinh doanh trước đây ngày càng phổ biến…
Đáng quan ngại hơn, một số TĐ&TCT đã dành một lượng vốn khá lớn đầu tư vào ngân hàng, bảo hiểm hoặc mua bán cổ phiếu trên thị trường… Điều này dễ dẫn đến đổ vỡ dây chuyền khi mất khả năng thanh toán. Theo báo cáo của 70 TĐ&TCT, thì có tới 28 đơn vị hoạt động đầu tư chứng khoán, thành lập công ty chứng khoán, đầu tư vào công ty quản lý quỹ, ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm với tổng giá trị đầu tư là 23.344 tỷ đồng, chiếm 8,7% vốn chủ sở hữu và 20% tổng số vốn đầu tư ra ngoài. (xem box 2)
Có thể nói, những hoạt động đầu tư “năng động quá mức”, mang tính tranh thủ khai thác các cơ hội độc quyền hoặc lợi ích ngắn hạn của các DNNN này, nếu không được kiểm soát nghiêm ngặt, thì rất dễ trở thành những “trái bom hẹn giờ” có sức công phá mạnh, gây tổn thất nặng nề, thậm chí là những đổ vỡ toàn diện khó lường cho đời sống kinh tế-xã hội đất nước. Bài học nhãn tiền mới đây của nền kinh tế Mỹ có thể nói là một ví dụ sinh động nhất. Còn ở Việt Nam, tiêu cực gây thất thoát một số lượng lớn vốn của Nhà nước trong quá trình cổ phần hóa của một số “Đại gia” vừa được khui ra liệu có phải là phần nổi của tảng băng chìm và coi là “ngòi nổ” cho việc phát hiện ra hàng loạt các vụ tiêu cực nhạy cảm khác?

Nhập nhèm và thiếu trách nhiệm
Đặc biệt, sự sai lệch, không phản ánh đúng thực tế tài sản, doanh thu và kết quả kinh doanh là hiện tượng khá phổ biến trong báo cáo tài chính của nhiều đơn vị. Theo kết luận của Kiểm toán Nhà nước, những khiếm khuyết nói trên lại tập trung ở nhiều “ông lớn” như TKV, EVN, Vinalines, Lilama, Sabeco (TCT Bia-Rượu-Nước giải khát Sài Gòn)...
Vì lý do này, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị tăng thu ngân sách Nhà nước năm 2007 thêm 4.166 tỉ đồng (chủ yếu từ các khoản thuế và phí, lệ phí); đề nghị giảm chi ngân sách Nhà nước 2.731 tỉ đồng (gồm chi sai, quyết toán sai chế độ, không đúng nguồn kinh phí…).
Trong năm qua, các DNNN chiếm giữ tới hơn 50% tín dụng đầu tư Nhà nước, 70% tổng dư nợ quốc gia và hơn 80% tổng dư nợ tín dụng của các ngân hàng thương mại. Hiệu quả đầu tư của các TĐ, TCT và DNNN nói chung cả trong và ngoài nước đều không cao, và thường là thấp nhất nếu so với các mức đầu tư và kinh doanh tương tự của tư nhân hoặc các nhà đầu tư nước ngoài.
Tình trạng trên có nhiều lý do, nhưng trong đó phải kể đến đặc điểm của chủ sở hữu. Chủ sở hữu là Nhà nước thường dẫn đến cảnh “cha chung không ai khóc”. Chưa kể tới cơ chế tuyển dụng lao động, cơ chế quản lý vốn đầu tư (bao gồm cả việc lựa chọn lĩnh vực kinh doanh) thường bị áp đặt hoặc dễ dãi, gắn với lợi ích cục bộ, thậm chí do lợi ích cá nhân và phe nhóm, lợi dụng vốn Nhà nước để “đánh quả” và trục lợi. Bên cạnh đó, còn phải kể đến việc cơ chế ra quyết định đầu tư vừa phức tạp, chậm trễ, vừa lỏng lẻo, theo chủ nghĩa hình thức, tạo nhiều cơ hội cho tham nhũng phát sinh, phát triển…
Thực tế đang cho thấy để giữ vững sự an toàn và ổn định hệ thống, cũng như nâng cao hiệu quả đầu tư xã hội, cần có những cảnh báo cấp thiết về việc phải ngăn chặn kịp thời sự “liên minh” có thể (hoặc đã) xảy ra giữa một số TĐ&TCTNN với các ngân hàng thương mại Nhà nước và các quan chức có liên quan trong việc vay và cho vay vốn, đầu tư chéo, đầu tư đa ngành có giá trị lên tới hàng ngàn tỷ đồng, nhưng lại mang đậm tính đầu cơ, trục lợi cá nhân hoặc phe nhóm, lũng đoạn thị trường và lãng phí các nguồn lực quốc gia. Thực tế cũng cho thấy để xứng đáng là trụ cột quốc gia và tấm gương sáng trong nền kinh tế, cần có những đổi mới căn bản hơn nữa về cơ chế kiểm soát và phân định, xử lý trách nhiệm thích đáng trong đầu tư, nhất là đầu tư ra ngoài nhiệm vụ chính trị chủ yếu của
các DN và TĐ…

Nguyễn Minh Phong



Hai mươi ngàn tỉ đồng kích cầu đợt một chẳng mấy chốc bốc hơi nhanh chóng, không đi vào sản xuất mà đi vào chứng khoán và địa ốc, đất đai...
Cảm thấy vẫn chưa đủ, bọn quan chức lại đang chuẩn bị cho gói kích cầu thứ hai, thứ ba... để vơ vét nốt tài sản còn sót lại của quốc gia, với sự tiếp tay của các Quỹ đầu cơ nước ngoài (Hedge Fund)



Kịch bản sẩy ra y chang như Thomas L. Friedman đã tiên lượng trong cuốn Thế giới phẳng - the world is flat. Ông gọi tên nó là "Những con thú điện tử":




Lạm phát là điều chắc chắn, dữ dội hơn năm ngoái rất nhiều. Cái gì không hợp quy luật đương nhiên bị đào thải, sớm trễ thôi!

"Dự thảo đề án thành lập quỹ bảo trì đường bộ đang được Bộ Giao thông vận tải (GTVT) xây dựng, dự kiến sẽ thu phí theo đầu môtô, xe máy khi đăng ký mới và phí lưu hành ôtô để lấy nguồn vốn cho bảo trì đường bộ" nói lên điều gì? Tại sao từ nhiều năm trước NN đã tổ chức thu phí cầu đường thông qua xăng dầu, thế tiền phí đó đi đâu? Và hiện tồn tại rất nhiều trạm thu phí bất hợp lý, một đoạn đường mươi cây số có khi phải chịu 2 lần phí, phí chồng lên phí! Gói kích cầu vừa rồi đặt trọng tâm cho việc đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, gỡ bỏ các nút thắt giao thông mà có thấy thực hiện gì đâu? Đường xá vẫn hư hỏng xuống cấp, ngập lụt kẹt xe ngày càng tăng, lô cốt vẫn cứ sừng sững trêu ngươi thiên hạ. Rồi nay lại bày trò thu phí theo đầu xe!
Khi anh làm ra một sản phẩm tốt, vì nhu cầu tiêu dùng, tôi sẵn sàng bỏ tiền ra mua. Đàng này anh bắt tôi phải "ứng tiền" trước để anh duy tu bảo trì, làm mới cầu đường. Ứng trước dài hạn, 10 năm, hai ba chục năm... cho đến khi xuống lỗ rồi mà tôi vẫn chẳng có đường tốt để đi. Đời con đời cháu tôi cũng cứ tiếp tục mãi như thế. Anh là ông cố nội chứ đâu phải đầy tớ!

Vấn đề ở chỗ bọn quan chức "tư bẩn đỏ" quá thừa mứa tiền bạc, đặt quyền lợi của chúng lên trên quyền lợi của nhân dân, lục lọi moi móc bằng mọi cách để móc túi người dân, để đạt thành tích bằng mọi giá. Gói kích cầu 20 ngàn tỉ (bắt đầu từ tháng 4/2009 => 12/2009 sắp hết hạn mà hiệu quả ra sao? Thay vì đi vào sản xuất làm ra của cải, tạo công ăn việc làm, cải tiến kỹ thuật, nâng cao giá trị sản phẩm, giảm giá thành, kích thích tiêu dùng... Thì lại nằm ì trong tài khoản của các doanh nghiệp quốc doanh, vay nợ mới đảo nợ cũ, không có dự án khả thi, chỉ biết ăn xổi ở thì, không có tầm nhìn xa trông rộng. Quyền lợi của bọn tư bẩn đỏ nếu không được duy trì thường xuyên, liên tục thì chúng sẽ quay đầu cắn xé nhau, hoặc tháo chạy tan tác. Các khoản nợ mà ngân hàng cho tư bẩn đỏ vay đều là các khoản nợ xấu, khó đòi, nếu không muốn nói là không thể đòi được. Nó nằm trong đất đai, chứng khoán, chứng từ ma, trong các "dự ớn" vẽ vời trên giấy... giá trị của các khoản đó được nâng vô tội vạ, không có thằng nào dám vô đó mà thẩm định thực giả, vì cơ quan thẩm định cũng là chúng nó. Nó vẽ ra cho chính nó thẩm định! Ngân hàng cũng là tụi nó luôn, cho vay kích cầu nhưng vẫn phải giao dịch dưới gầm bàn, chi phí GD không dưới 10%! Nói là cho vay ưu đãi cũng đúng, nói là cơ hội chia nhau tài sản nhân dân càng đúng hơn!
Gà què ăn quẩn cối xay. Ngân hàng vô mấy cái hầm cầu thúi hoắc đó mà đòi!

"Thu phí để nhân dân được hưởng dịch vụ tốt hơn"!
Lại giở trò lòe bịp, lường gạt, dỗ dành trẻ con!

Thứ Sáu, 2 tháng 10, 2009

Thiên tai hay nhân họa?


01/10/2009

Vietnamese police officers provide goods, foods to flooded area in Quang Tri Province, 30 Sep 2009
Bão Ketsana đổ bộ vào miền Trung và tràn lên khắp Tây Nguyên
Mấy ngày nay, cơn bão cực lớn số 9 mang tên Ketsana sau khi tràn qua Philippines đã đổ bộ vào miền Trung nước ta và tràn lên khắp Tây nguyên, đến tận Kon Tum và Pleiku.

Cơn bão này có gió giật mạnh đến cấp 10 (trên 100 km/giờ), mưa rất to, sóng biển cực lớn. Các hãng thuỷ văn quốc tế nhận định cơn bão Ketsana là vào loại lớn nhất trong 40 năm qua.

Qua Philippines, cơn bão này đã làm 86 người chết và 23 người mất tích, với những tổn thất chưa lường hết về nhà cửa, hoa màu, kho tàng, tàu thuyền, đường sá, cầu cống...

Ở Việt Nam, đến sáng 1-10, được biết số người chết là 92 người, số mất tích hơn 30, vượt con số của Philippines.

Trước những cơn bão lớn như thế, việc dự báo là cực kỳ hệ trọng. Dự báo cần sớm, kịp thời, trước 6 đến 4 ngày, chí ít là trước 3 hay 2 ngày, để người dân và ngư phủ có thời gian chuẩn bị đối phó; độ chính xác trong dự báo phải cao, hiện bão đang ở đâu, trung tâm bão đang ở điểm nào, di chuyển theo hướng nào, với tốc độ bao nhiêu, trong 2 giờ sau sẽ đến đâu và sẽ đổ bộ vào đất liền ở điểm nào, vùng nào? Các cơ quan dự báo phải chăm chú từng phút xem bão có thay đổi hướng, tốc độ di chuyển tăng hay giảm để kịp thời nhận định và loan báo ngay.

Cơ quan khí tượng Việt Nam lần này vẫn không làm được như thế. Với cơn bão Ketsana, cơ quan này đã phạm sai lầm nghiêm trọng, cực kỳ nghiêm trọng, gây chết người không ít.

Một phóng viên trong nước đưa tin, chiều 30-9-2009, bí thư tỉnh uỷ cộng sản tỉnh Quảng Ngãi là ông Phạm Đình Khối phải la trời lên trong một cuộc họp rằng :"Cơ quan khí tượng và đài phát thanh nhà nước đã vô cùng chủ quan, vô trách nhiệm, liên tiếp báo tin sai!". Hôm trước, đài báo đi báo lại rằng "cơn bão Ketsana sẽ đổ bộ vào bờ biển tỉnh Quảng Trị, phía Bắc đèo Hải Vân", rằng "Quảng Nam và Quảng Ngãi (ở phía Nam đèo Hải Vân) chỉ chịu ảnh hưởng của cơn bão."

Thế nhưng ngay đêm ấy và sáng hôm sau 30-9 cơn bão đã đổi chiều, ập vào Quảng Nam-Hội An, Quảng Ngãi, quét qua đảo Lý Sơn và vùng Dung Quất, gây bất ngờ khủng khiếp, và tổn thất tệ hại.

Trước đó, tất cả tàu thuyền ở ngoài khơi Quảng Bình, Quảng Trị đều bị cơ quan khí tượng xui dại, vội vã di chuyển về phía Nam suốt trưa đến đêm 29 để cố đến sớm vùng Quảng Ngãi(!) như hướng dẫn của đài phát thanh, thì than ôi, chính là để xông vào chính vùng tâm bão!

Chuyện kỳ cục nữa là lúc 14 giờ 30 bão đã ập vào vùng Quảng Ngãi rồi, thế mà lúc 16 giờ, sau đó 1 tiếng rưỡi, đài vẫn còn dự báo(!) là bão "sẽ đổ bộ vào đây tối nay"!

Vậy thì thiên tai hay là "nhân tai" đây! Và ai chịu trách nhiệm về những tổn thất, tính mạng, tài sản, máu, nước mắt, tàn phá và đau khổ của người dân, những tổn thất đau khổ lẽ ra không đáng có, khi bộ máy dự báo thời tiết có trình độ và có trách nhiệm, trong một chế độ có pháp luật - hành chính nghiêm.

Chuyện hệ trọng tiếp theo là chuyện cứu trợ khẩn cấp các nạn nhân. Chế độ hiện nay đang kêu gọi toàn dân nhường cơm sẻ áo, đóng góp tiền của cứu giúp đồng bào lâm nạn. Nhưng đồng bào phân vân. Vì bộ máy nhà nước hiện đã hư hỏng từ gốc lên ngọn. Quyên góp cho người nghèo, cho người tàn tật, cho nạn nhân chất độc da cam, sửa sang mộ liệt sỹ... đều bị các chức sắc lớn nhỏ đua nhau xà xẻo vô tội vạ, không chút ngần ngại và hổ thẹn, còn bênh che nhau, bảo vệ nhau...

Mạng lưới Bauxite Vietnam.Info rất có lý kêu gọi đồng bào tự đứng ra cùng nhau tổ chức quyên góp, qua những tổ chức của nhân dân, của xã hội dân sự, tổ chức nhẹ, gọn, công khai, minh bạch, gồm những con người lương thiện, tin cậy. Các hội từ thiện, tổ chức tôn giáo, hội hướng đạo, hội sinh viên học sinh có từ tâm, hội chia sẻ - nụ cười chẳng hạn, tổ chức cứu trợ, nhường cơm sẻ áo từng huyện, từng tỉnh..., với muôn vàn sáng kiến sinh động, thực tế, có hiệu quả; tất cả nhằm mục đích mọi tấm lòng chia sẻ với bà con ruột thịt có thể nhanh chóng đến tận tay bà con, không bị ăn chặn, ăn bớt, xà xẻo bởi một bộ máy cai trị mà tham nhũng đã thành bản chất.

Xã hội dân sự đang lừng lững đi tới - như nhà văn Nguyên Ngọc nhận định, vì nhân ái từ tâm là thuộc về Minh triết Dân tộc Việt Nam.

Chủ Nhật, 27 tháng 9, 2009

Chuyên gia nói nhảm: Quán triệt, quán triệt! Thập lục kim từ! Four good! Hảo lớ, hảo lớ!

Khi hay tin Sáu Lục Six đi Mỹ, tôi hồi hộp muốn chết! Chỉ sợ ổng lại làm trò cười cho thiên hạ.
Y như rằng: Tụi phóng viên AP chụp ngài ngồi trên một cái "ngai", đằng sau có lính hầu, kế bên có người sẵn sàng đưa tay đỡ! Sự thỏa mãn trơ trẽn, lố bịch, lộ rõ trên nét mặt "ngài" chủ tịch.

Tôi nhớ lần trước được TT Bush tiếp tại Nhà Trắng,
Sáu Lục Six bi bô đáp lời TT bằng những lời lẽ nhàm chán, sáo rỗng và trơ trẽn, bào chữa cho việc vi phạm nhân quyền, khiến ông Bush quay sang "nháy mắt" với nhóm phóng viên đang thâu hình. Cảnh đó chưa đầy một giây cũng đủ nói lên sự xem thường, khinh miệt, diễu cợt của ông chủ Nhà Trắng đến độ nào!

Sau đó, khi trả lời phỏng vấn của của hãng truyền hình CNN khi họ trưng ra bằng chứng vi phạm nhân quyền với tấm hình bịt miệng Cha Lý,
Sáu Lục Six nói không biết ngượng: "Tại ổng chửi bới, la làng, xô bàn, đạp ghế chứ bộ!... Và vì thế, hơn ai hết, chúng tôi yêu nhân quyền, chúng tôi tôn trọng nhân quyền. Có thể anh không thể thực sự hiểu hay cảm nhận chúng tôi đề cao nhân quyền đến mức nào" (!) Hơ hơ! Phiên tòa xử Cha Lý mặc dầu không dám cho các PV chứng kiến tận mắt, nhưng có truyền hình trực tiếp, mọi diễn biến của phiên tòa đều được các PV theo dõi chặt chẽ và họ hiểu nguyên do vì sao CA chìm phải bịt miệng Cha Lý: Một phiên tòa chỉ có người kết tội mà không có LS bào chữa! Tôi chắc chắn rằng ngài CT nước không hiểu thế nào là nhân quyền và có lẽ chưa từng học qua bản tuyên ngôn QT về nhân quyền?!

Cũng trong buổi phỏng vấn đó, khi PV CNN hỏi "shock": Trước đây, Ngài có bao giờ nghĩ Ngài sẽ là Chủ tịch nước đến Mỹ và được đón nồng nhiệt như thế này ? -
Sáu Lục Six : "Chưa bao giờ tôi nghĩ đến, cả với tư cách là một công dân bình thường... Tôi và Tổng thống đều rất hài lòng" (giũ chân ăn mày trèo đèo mâm son!)
- PV : Khi Ngài gặp Tổng thống ở Phòng Bầu dục, có lúc nào Ngài phải tự nhắm mắt tin rằng đây không phải là giấc mơ? (cấu tay biết đau sững sờ!)
-
Sáu Lục Six : Đây là chuyến thăm lịch sử không phải giấc mơ, vì chuyến thăm này đã được chuẩn bị từ lâu rồi, không phải đột biến gì.

Ở nhà thì hùng hổ tuyên bố: "Bỏ điều 4 là tự sát!", sang nhà người ta thì chối cãi quanh co. Việc nhà thì nhác, việc chú bác thì siêng! Hoàng sa, Trường sa, thác Bản Giốc, ải Nam Quan, Tây Nguyên, ngư dân bị bắt nạt không dám hó hé nửa lời. Có dịp "méc" cho toàn thế giới biết thực trạng bị TQ ăn hiếp mà không dám. Lại lôi thằng ranh con Cu ba cu mạ bằng quả ớt tiêu, có mỗi điếu xì-gà cắm lỗ đít, đòi bỏ cấm vận cho nó!
Chắc trước khi lên đường, thằng đàn anh lưu manh đã căn dặn sang đấy liệu mà giữ lời, chỉ được nói chuyện vô thưởng vô phạt, ấm ớ hội tề, nói hươu nói vượn... thì được, chứ nếu lôi tao ra thì... liệu hồn! Thằng đàn em mặt xanh như đít nhái, khúm núm vái như tế sao: Quán triệt quán triệt! Thập lục kim từ! Four good! Hảo lớ hảo lớ!

Đúng là anh Sáu lục six, chuyên gia nói nhảm, không lẫn vào đâu được, Hêhêhê!!!

Ai lên xứ Hoa Đào?

Bữa cơm thân mật được nhà hiếu chuẩn bị sẵn để khoản đãi thân bằng quyến thuộc sau khi tiễn đưa linh cữu bà cố Théresa về nơi an nghỉ cuối cùng. Chúng tôi nhanh chóng dùng bữa để kịp về SG. Nghĩ đến con đường 20 kinh hoàng sắp phải đi qua mà phát khiếp!
Một vị khách có vẻ là chức sắc địa phương ngồi cùng bàn hỏi thăm, như thể điều tra chúng tôi từ đâu đến, quan hệ thế nào với Cha Hùng. Bạn tôi trả lời rằng chúng tôi học với nhau từ khi còn tắm truồng ở trường An Lạc do LM Gioan Baotixita Trần Ngũ Nhạc làm hiệu trưởng (Cha Nhạc cũng là một nhân vật đầu não dẫn dắt giáo dân Phát Diệm Bùi Chu di cư vào Nam chạy trốn VMCS. Cha Nhạc đồng thời là thư ký riêng cho Đức Giám Mục Thadéo Lê Hữu Từ, nhân vật từng được HCM vời ra làm cố vấn về Tôn giáo, cùng với cố vấn Bảo Đại và một vài nhân vật quan trọng khác. HCM từng ăn cùng mâm, từng "gác chân lên nhau"
với GM LHT như hai người bạn thân thiết, cứ như Bàng Quyên Tôn Tẫn(!), để bàn về quốc kế dân sinh. GMLHT đã từng được HCM thủ thỉ những lời đường mật để qua Ngài lôi kéo giáo dân theo CS. Nhưng càng ngày Ngài càng nhận ra bộ mặt thật của HCM, càng lúc càng ghê sợ con cáo đội lốt cừu đang âm thầm rón rén trà trộn vào hàng ngũ đàn chiên CG, chực chờ ra tay cắn xé. Càng lúc Ngài càng nhìn ra cái cốt lõi Chủ nghĩa CS được che đậy khéo léo dưới bộ mặt giả nhân giả nghĩa Chủ nghĩa Dân tộc của HCM. Ngài đã vạch trần bộ mặt nham hiểm ấy của CS trong thư luân lưu số 39 ngày 14 tháng 04 năm 1949: "Bàn về Vấn đề Cộng Sản", gửi các cha xứ, các "người nhà Đức Chúa Lời" (nhà dòng) và anh chị em giáo hữu địa phận Phát Diệm, Bùi Chu. (http://d.yimg.com/kq/groups/2476050/687924681/name/VanDeCongsan.pdf).

Không khí bữa cơm càng lúc càng thân mật hơn với những câu chuyện vui về một thời đã qua. Tôi tranh thủ chuyển đề tài sang ông
Ông Đáng, làm việc ở xã Bảo Lâm
- Từ đây tới Tân Rai gần không anh?  
- Chỉ độ bốn năm cây số. 
- Anh đã vào bao giờ chưa? 
- Có, đi kiểm tra cùng với xã. Tôi buột miệng: Kiểm tra gì vậy anh? 
- Ờ..cũng có một vài xích mích giữa dân địa phương với công nhân TQ. 
- Xích mích thế nào hở anh? Ông Đáng hơi do dự: 
- ..Thì đại khái cũng chuyện rượu chè, trai gái... Bọn Tàu này lôi thôi lắm! Anh Bảo, em rể Cha Hùng xen chuyện: 
- Úi giời! cái lũ TQ này ăn uống bẩn thỉu keo kiệt lắm, 4 thằng uống chung một ly nước mía, xong đổ nước trà vào uống tiếp cho đến lúc tan hết đá mới thôi. Chúng nó mua hàng trả giá từng đồng từng cắc, mấy bà bán hàng hôm nào gặp bọn Tàu ghé hàng thì coi như buổi chợ ế ẩm suốt ngày, thành ra gặp chúng nó là các bà xua tay đuổi như đuổi tà. Mà chúng nó lì lợm lắm cơ! Xí xô xí xào ngậu xị có ai hiểu gì đâu, cứ ra dấu với nhau, hiểu thì hiểu mà không hiểu thì văng tục! Xem dáng vẻ bọn nó hãi lắm, thằng nào thằng nấy ăn mặc lôi thôi lếch thếch, cạo đầu đinh, phanh ngực trần để lộ hình xâm phát khiếp...y như bọn tù phát vãng! Tôi đế vào: Có thấy đứa nào có đuôi sam không? Anh Bảo nhăn mặt phẩy mũi: Chúng nó chấy rận đầy người, ghẻ lở như hủi, đầu cạo trọc thế mà còn...như cơm cháy, để đuôi sam nữa thì bố ai dám chứa? Tôi bảo: Ghẻ tầu mà lị..! Thế mà vẫn chứa đấy thôi, mà còn rước chúng nó vào hẳn hoi đấy nhá! Anh Bảo hạ giọng thì thầm vào tai tôi: Anh không biết đâu, bọn Tầu chúng nó bí mật lắm, cứ là thậm thà thậm thụt như buôn bạc giả ấy! - Là sao? - Chúng nó tập trung ở trong doanh trại, hàng rào bao bọc xung quanh, có người nhìn thấy hàng ngày chúng tập võ, múa gươm, chạy nhảy vượt chướng ngại vật y như bộ đội. - Chúng là công nhân mà! - Người ta đồn tụi nó đi nghĩa vụ quân sự, sang VN làm công nhân, nước sông công lính mà anh! Chúng đang khoan rất nhiều giếng sâu dưới lòng đất, đường kính rộng khoảng 1 sải tay. Tôi tiếp lời: - Rồi đào những đường xiên ngang để đưa đất đá lên lọc rửa. - Sao anh biết? - Thì qui trình khai thác quặng bô-xít cũng giống như khai thác than đá vậy mà - Bảo gật gù: mà bô-xít là gì hở anh? Tôi giải thích: Đó là những tinh thể alumin, chất tạo ra nhôm, nằm lẫn trong đất đỏ bazan. Người ta dùng nước để hòa tan đất đỏ ấy, lắng lọc để tách lấy Alumin, vì vậy phải cần rất nhiều nước, điện, các chất hóa học phụ gia như xút (hydroxyd natri/NaOH). Sau khi lấy được alumin, phần còn lại là bùn đỏ chứa các chất độc hại, phải đem chôn sâu trong lòng đất, vì thế nó sẽ ngấm vào các mạch nước ngầm, hoặc tràn lan trên mặt đất nếu có mưa lũ. Hậu quả là khi bùn đỏ khô đi, bay lơ lửng trong không khí, khi hít phải bụi sẽ dính vào hốc phổi làm cho những tế bào ở đó chết đi sinh ra bệnh Silicosis mà thời pháp thuộc, dân quê đồng bằng Bắc bộ tưởng nhầm là bệnh lao khi đi làm phu ở các mỏ than Quảng Ninh và bị mắc bệnh này. Một khi ô nhiễm như vậy rồi thì đất sẽ trở nên vô sinh không còn cây cỏ nào mọc ở đó được nữa và nếu có thảo mộc mọc được thì cây cỏ bị nhiễm độc và, theo chuỗi thực phẩm, con người cũng bị nhiễm lây (Vietsciences/Đặng Đình Cung/17-05-2009). Anh Bảo há hốc mồm, trợn mắt làm dấu Thánh giá: Giêsuma lậy Chúa tôi! Thế thì làm sao mà sống? Thế nhà nước có biết không? - Nhà nước biết rất rõ, nhưng nhà nước hết tiền rồi, phải bán mỏ bô-xít cho Tầu để trang trải các khoản chi tiêu, nếu không thì sụp đổ. - Thế tiền dân đóng thuế đi đâu cả? Tôi nhìn sang ông Đáng định bảo: Đi vào túi các ông này chứ vào đâu. Nhưng kịp lái chung chung: vào túi tham nhũng! Ông Đáng lờ đi, xen vào: BL sau này sẽ là TP loại 3, có bệnh viện với đầy đủ các trang thiết bị hiện đại; Có trường đại học cho con em khỏi phải về các thành phố lớn khác; Có đường xe lửa và đường quốc lộ nối thẳng xuống bờ biển...- Để làm gì anh? Tôi nắm ngay cơ hội khai thác tin tức từ "ông kẹ" địa phương này. Ông Đáng mù mờ: Ờ thì lên tp loại 3 phải thế chứ! Tôi dồn: Tiền đâu mà làm? Ông Đáng trả lời không đắn đo: Tiền do TQ tài trợ, họ đang đầu tư cơ sở vật chất cho Bảo Lộc, Lâm Đồng... - Đổi lại bằng gì? Tôi nhấn tới. - Ờ...Vì đây là "chủ trương lớn" của nhà nước, chúng tôi chỉ biết thế thôi. Tôi nhấn mạnh từng chữ: NN đang bán Lâm Đồng, Bảo Lộc cho TQ để nó khai thác bô-xít! Không chỉ có bô-xít, đằng sau cái tưởng như vô hại đó còn là plutonium, nguyên liệu chính để chế tạo bom nguyên tử và đem quân vào Tây Nguyên, án ngữ ngay ngã ba biên giới Việt-Miên-Lào. Ý đồ thâm độc của bọn Tầu là nắm lấy xương sống toàn vùng Đông Dương làm bàn đạp thôn tính toàn bộ các nước ĐNÁ, dọn đường thông thoáng nối với vùng TNÁ, khống chế biển Đông, khai thác tài nguyên khoáng sản, phục vụ cho mộng ước bá chủ toàn cầu. Bô-xít chỉ là cái cớ vì chính ông thứ trưởng bộ công nghiệp đã tính ra rằng khai thác bô-xít là 5 ăn 5 thua! Mấy cái đường quốc lộ và thiết lộ mà anh vừa nói là để vận chuyển alumin xuống biển đưa về TQ để chế tạo vũ khí đánh lại dân mình, chứ bọn Tầu chẳng tử tế gì như anh tưởng đâu!". Ông Đáng ngẩn người trố mắt nhìn tôi. Nếu không phải tại nhà Cha Hùng thì dám hắn điệu tôi về xã hỏi cung mất! Ra ngoài ai cũng trách tôi nói làm gì, đàn gẩy tai trâu. Nói cho sướng miệng lỡ nó bắt thì ai chở chúng tớ về!?
Tôi chưa kịp nói thêm cho mấy tay cán ngố đầu đất biết thêm rằng, cái xương sống Tây Nguyên mà vào tháng 04 năm 75, TT Thiệu đã chơi ván bài "tháu cáy" với Mỹ - Bỏ Tây nguyên, giữ đồng bằng: Nếu "mày" còn muốn "tao" ngăn chặn CS xích hóa Đông Dương thì phải đổ tiền vào viện trợ để tao đánh tiếp ngay lập tức, bằng không, coi như mất nước! Không thể trách TT Thiệu được, Trong khi Nga xô, Tầu phù và các nước Đông Âu dồn viện trợ vũ khí tối đa cho Bắc Việt, thì Quốc hội và chính phủ Mỹ lại cắt giảm toàn bộ khiến ông đành bó tay!
"Còn nước là còn tất cả. Mất nước là mất tất cả". Đúng như lời ông từng tuyên bố. Các cán ngố CS cứ tưởng bở là Mỹ Ngụy thua chạy vãi cứt vãi đái! Cứ tự sướng tung hê đánh thắng 2 đế quốc to, Mỹ cút Ngụy nhào! Đấy nó bỏ lại tất cả cho chúng mày xơi đấy, để toàn dân nhìn rõ bộ mặt thật phản trắc của chúng mày. Vì nó buộc phải để dân tộc này sống chung với chúng mày thì người dân mới chịu mở mắt ra phân biệt rõ trắng đen. Cái ông tướng độc nhãn Do Thái Moshe Dayan đã chả từng nói khi thăm cổ thành Quảng Trị tan hoang đổ nát vào mùa hè đỏ lửa 72 rằng: "Muốn thắng CS thì phải để CS thắng" đấy sao! Nếu chúng mày cam tâm làm nô lệ cho thằng Tầu một lần nữa, cõng rắn cắn gà nhà một lần nữa thì để xem dân tộc này có để yên cho chúng mày hay không? Chúng mày chỉ lo bảo vệ cái ý thức hệ CS vô thần, vô gia đình, vô tổ quốc và thu vén cá nhân, chứ có bảo vệ dân tộc này khỏi ách "thống trị tưởng tượng" nào đâu? Cái ách thống trị thực sự nằm ở ngay trong những cái đầu chứa đầy chất thải của chúng mày.
Cái "chủ trương lớn" mà NTD từng tuyên bố và ra lệnh thi hành ngay, bất chấp sự phản đối của các Nhân sỹ Trí thức, các Học giả có tâm huyết với tiền đồ dân tộc và nhất là của vị "Khai quốc công thần" Đại tướng Võ Nguyên Giáp, cùng với hàng triệu blogger trong và ngoài nước, cùng toàn thể người dân quan tâm đến sự sống còn của dân tộc. Gần đây LS Cù Huy Hà Vũ đã đâm đơn kiện "quý ngài NTD bất khả xâm phạm" vì đã ra "quyết định trái pháp luật" (Quyết định số 207/2007/QĐ/TTg Phê duyệt quy hoạch phân vùng thăm dò khai thác, chế biến, sử dụng quặng bauxite giai đoạn 2007-2015 có xét đến 2025). Tòa con đẩy lên tòa mẹ, tòa mẹ trả lời "dứ dứ" vào mặt CHHV: Chẳng có quy định nào cho phép tao thụ lý HS của mày, thế nên mày đem về mà chùi đít! CHHV cũng chẳng vừa: Tao gửi bằng đường công văn thì cũng phải trả lời tao hệt như thế, đóng cái "củ thìu biu" tròn tròn của chúng mày vào đấy thì bố mày mới nhận.
Có mà kiện củ khoai!

Trong lúc lái xe trở về tôi cứ mãi phân vân lo lắng, dân mình chẳng hiểu gì cả, những nông dân hiền lành chất phác, ngoan đạo, kính Chúa yêu người
vẫn cứ vô tư sống chung với giặc ngay trong nhà mình. Nhưng tôi không thể suy nghĩ thêm về họ, đã ra đến QL 20 kinh hoàng! Giữa trưa nắng chang chang, từng lớp mặt đường bong tróc phô bày toàn đá dăm đá cuội lổn nhổn lào xào dưới gầm xe, bụi tung lên mù mịt phủ một lớp mờ trên kính chắn, cứ phải gạt xóa liên tục mới thấy đường mà chạy, ban ngày mà phải mở đèn và đánh signal để xe ngược chiều thấy mà tránh!
Đèo BL ban ngày càng kinh hãi hơn, không một mét đường nào còn nguyên vẹn. sóng trâu, ổ gà nhấp nhô, nước mưa đọng vũng, không có chỗ khô ráo để có thể gác một chân bánh xe, đành phải liều cho xe bò thật chậm để vượt qua, gầm xe va quẹt đứt ruột! Sợ nhất là gặp phải mấy ông container dài lằng ngoằng, chiếm đến 2/3 mặt đường cứ lừng lững bò chậm rãi ngất ngưởng. Chỉ có mấy thằng tốc hành quen đường mới có can đảm vượt qua, và tôi cũng liều bám theo đuôi chúng.
Đến một trạm thu phí, đưa tiền ra mua vé, bị thằng ôn con ngồi trong lồng cu phán: lui lại mua vé ông ơi! Tôi bực mình văng tục: Bán thì bán mẹ nó một chỗ, thằng bán thằng xé! Đường xá thế này mà bán vé cái cục cứt! Thằng ôn con không có vẻ gì là giận dữ, trả lời tỉnh bơ: Thế mới có tiền làm đường chứ chú! Bạn tôi nhẩy xuống quay lại mua vé, mấy chiếc xe sau bị vướng không qua được bóp kèn inh ỏi. Tôi càng sốt ruột sả vào mặt tên ngồi trong lồng cu: Người ta bỏ tiền ra mua đường tốt chứ ai lại mua thứ đường thổ tả như thế này! Nó vẫn lơ đễnh nhìn đoàn xe dồn cục tăng dần, có lẽ chúng nó nghe chửi bới hàng ngày đâm lờn. Mà quả thật làm sao người ta có thể trơ trẽn, đành đoạn thu phí cầu đường tan nát như đường làng đường ruộng như thế này hở trời?!
Mất đứt 2 giờ vượt đèo. Tôi cho xe vào trạm xăng nghỉ ngơi nhắm mắt chút đỉnh. Bên tai loáng thoáng nghe người bán xăng than: Đường thế này khách du lịch không dám đi Đalat nữa, ế quá các chú ơi! Ông Chiến bạn tôi pha trò: Sao anh không ra ngoài tay ngoắc tay mời vào như ở các quán cơm ấy! Anh ta cười ruồi: Chỉ mong các xe quen vào đổ, nhưng họ không có khách mình cũng chết. Tiền thuế cầu đường đánh trên xăng dầu mỗi lít 1000đ, lại còn 3 trạm thu phí mỗi ngày thu hàng tỉ nữa không biết đi đâu??

Chúng tôi tiếp tục hành trình, trên đường từng tốp công nhân đang đổ từng ki đất vào những ổ gà, đất đen chứ không phải đất vàng nhá! Chắc không kịp lấy đất từ núi về, bèn phải xúc đất từ dưới ruộng lên xe công nông chạy đi rải, xe ủi cán qua thế là xong! Những đoạn gần thị trấn thì còn thấy vá bằng nhựa đường hẳn hoi, xa khỏi một tí thì chỉ vá bằng đất!
Tôi nhớ không lầm thì QL 20 này mới làm lại chưa quá 10 năm mà sao nhanh chóng xuống cấp bệ rạc thế này. Mọi người trên xe bàn luận xung quanh việc bọn CS này tham nhũng, ăn chặn ăn bớt tiền thuế của dân bằng đủ mọi cách ra sao. Ai cũng có vài ví dụ điển hình kể cho nhau nghe. Xe con 7 chỗ của tôi có 7 cái loa chửi rủa CS, xe 50 chỗ là 50 cái loa, hàng ngàn hàng vạn đủ mọi loại xe là ngần ấy cái loa tuyên truyền chửi rủa CS. Ấy thế mà càng chửi chúng nó càng sống nhăn răng! Bọn quỷ ma ma bắt, yêu tinh này sống dai như đỉa đói! Trời Phật, Thánh Thần đi vắng đâu cả rồi? Bà Chi tự nhiên cất lời hát có từ khi chúng tôi còn trong hội Thiếu Nhi Thánh Thể:
Mẹ ơi đoái thương xem nước VN,
Trời u ám chiến tranh điêu tàn... Cả bọn đồng ca:
Mẹ hãy giơ tay ban phúc bình an
Nước VN qua phút nguy nan..(3 lần).

Cả bọn vỗ tay cười đùa như trẻ con, nhờ thế mà tôi hết buồn ngủ, lái về SG an toàn...

Kỷ niệm ngày đưa tang mẹ LM Nguyễn Thái Hùng

Tang lễ Bà Cố Théresa, mẹ bạn tôi.

Sáu giờ động quan, theo quan tài bà cố đến nhà thờ Thánh Mẫu. Đúng 7g, cử hành thánh lễ đồng tế do một vị Giám mục địa phận Xuân lộc chủ tế, các cha địa phương và ông LM bạn tôi từ bên Mỹ về trợ tế, diễn ra long trọng và hết sức cảm động với bài giảng chia tay mẹ của bạn tôi.

Cha Hùng giảng về cái chết và sự sống lại, như một sự thanh tẩy để đưa còn người về cõi vĩnh hằng: Thiên Chúa tạo ra con người từ cát bụi, thổi hơi thở của Ngài vào thân xác đó, ban cho nó sự sống. Thân xác hữu hình đó chứa đựng hơi thở của TC, hơi thở đó chính là linh hồn vô hình, vô minh, vô ảnh, bất diệt. Cái chết là sự kết thúc của thể xác, trả nó về cát bụi nơi mà nó đã từng là. Thiên Chúa chỉ "lấy lại" hơi thở của Ngài, lấy lại "cái" linh hồn mà Ngài đã giao phó cho thế gian mà thôi. Cái chết là sự giải thoát cho linh hồn tìm về nguồn cội, về với TC, với những điều răn dạy của người: "Ai theo ta thì dù có chết cũng sẽ được sống lại. Kẻ nào sống mà tin ta thì sẽ không phải chết đời đời!"

"Đúng 100 ngày trước đây, con đã trở về làm lễ mở tay tại ngay chính bàn thờ này. Chính con đã trao Mình Thánh Chúa cho mẹ đón nhận vào lòng. Mẹ đã chứng kiến thành quả mà Chúa giao phó. Mẹ ơi, mẹ sinh ra thân xác này, nuôi nấng dạy dỗ con nên người, với bản tánh loài người, con vô cùng mang ơn mẹ. Mẹ đã thuận theo ý muốn của Chúa, giao linh hồn và thể xác con cho Chúa, để con nên một tông đồ, thành mục tử chăn dắt đàn chiên của Ngài...Với bản tính TC, mẹ đã hoàn thành sứ mệnh. Giờ đây, Chúa đón Mẹ về, đón linh hồn chị em của con về trước. Con còn phải làm xong sứ mệnh được giao và cũng sẽ đoàn tụ với linh hồn mẹ trong nước Chúa. Mẹ hãy cầu bầu cho con và tất cả những anh chị em còn ở thế gian này cùng chung hưởng phúc bên Chúa...

Sứ mệnh của Cha Hùng là đi gặt hái những gì mà TC đã gieo trên cánh đồng trần gian. Những linh hồn mồ côi lưu lạc khắp nơi mà Cha phải tìm kiếm. Dù bị bách hại và chèn ép đến đâu, chắc chắn đàn chiên TC và mùa màng bội thu của Ngài vẫn sẽ được các mục tử miệt mài chăn dắt và thu hoạch vào bồ nước trời.

Bố mẹ Cha Hùng cùng với hàng triệu dân Công Giáo miền Bắc, đã phải từ bỏ ruộng vườn, nhà cửa, quê cha đất tổ, di cư vào Nam lánh nạn CS. Phát Diệm, Ninh Bình nơi có một nhà thờ hoàn toàn bằng đá, do chính một vị LM An Nam dựng lên, là quê hương của họ. (Không hiểu bằng cách nào mà LM Trần Lục đã có thể điều động giáo dân tham gia vận chuyển đá từ nơi khác về để tạo nên một kiến trúc độc đáo của người CGVN như thế này: http://vietcatholic.net/News/Html/41635.htm

Cha Hùng đi tu từ khi mới 12 tuổi, là một người bạn học cùng lớp với tôi, tuy Cha lớn hơn tôi 2 tuổi. Cha đã phải bỏ học 2 năm để ở nhà phụ bố mẹ làm rẫy nuôi các em ăn học. Vì ơn kêu gọi, Cha phải bỏ bố mẹ và các em ở lại BL để về SG đi tu. Sau khi miền Nam rơi vào tay CS, Cha không còn được tu nữa, nhà dòng đóng cửa. lại trở về BL giúp xứ, nhưng không thể trở thành LM được. Trường học của GX trở thành trường quốc doanh. Cha phải tìm cách vượt biên, được định cư bên Đức hơn 10 năm. Xã hội Đức không được cởi mở với tính cách bảo thủ vẫn còn nặng nề của châu Âu, Cha vẫn không thể trở thành LM. Sau cùng Cha gặp một LM người Mỹ sang thăm viếng GHCG Đức, với nguyện vọng tha thiết trở thành một LM, vị LM người kia đã đón Cha sang Mỹ...

Với niềm tin cậy vô bờ bến vào Chúa, Cha đã chịu đựng sự phân biệt đối xử, chịu đựng sự ly gián của CS, cách ly Cha với đàn chiên của người. Cha đã phải tìm kiếm Chúa từ nơi xa lạ. Có lẽ cũng do ý muốn thử thách đó của Chúa mà LM Phê-Rô Nguyễn Thái Hùng trở về quê hương làm lễ mở tay đã được toàn giáo xứ Thánh Mẫu, đại diện Giáo Phận Xuân Lộc nghinh đón trọng thị...

Trên gác đàn vọng vang tiếng hát thiết tha lời cầu nguyện, hòa cùng với tâm sự của Cha Hùng, cùng với mọi người có mặt hôm nay:

"Lạy Chúa từ nhân,
xin cho con biết mến yêu và phụng sự Chúa trong mọi người.
Lạy Chúa,
xin hãy dùng con như khí cụ bình an của Chúa.
Để con đem yêu thương vào nơi oán thù,
đem thứ tha vào nơi lăng nhục,
đem an hòa vào nơi tranh chấp,
đem chân lý vào chốn lỗi lầm.
Để con đem tin kính vào nơi nghi nan,
chiếu trông cậy vào nơi thất vọng.
Để con dọi ánh sáng vào nơi tối tăm,
đem nguồn vui đến chốn u sầu.

"Lạy Chúa, xin hãy dạy con:

Tìm an ủi người hơn được người ủi an,

tìm hiểu biết người hơn được người hiểu biết,

tìm yêu mến người hơn được người mến yêu.

Vì chính khi thứ tha là khi được tha thứ,

chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân.

Vì chính khi hiến thân là khi được nhận lãnh,

chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời.

Ôi Thần Linh thánh ái, xin mở rộng lòng con.

Xin thương ban xuống những ai lòng đầy thiện chí : ơn an bình"".

Buổi lễ kết thúc bằng nghi thức làm phép xác. Quan tài bà cố Théresa được di chuyển bằng xe đẩy ra nghĩa trang giáo xứ cách nhà thờ vài trăm mét. Những lời cầu nguyện cuối cùng của cha Hùng, lời cảm tạ của gia đình... Những nắm đất chung tay chôn cất bà lần lượt ném xuống, phủ lấp một đời người gian nan cực khổ.